Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Học phí mầm non và phổ thông công lập từ 5.000 - 200.000 đồng/tháng

Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, mức học phí và chi phí học tập khác đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.

Học phí mầm non và phổ thông được quy định theo 3 vùng: Thành thị, nông thôn và miền núi

Khung học phí mầm non và phổ thông theo 3 vùng

Thực hiện nguyên tắc đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân, Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định cụ thể khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010-2011 theo 3 vùng.

Cụ thể, khu vực thành thị từ 40.000 - 200.000 đồng/tháng/học sinh; nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/tháng/học sinh còn khu vực miền núi từ 5.000 - 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng ở địa phương mình.

Ngoài ra, đối với các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Trần học phí đại học công lập năm học 2010-2011 là 340.000 đồng/tháng/sinh viên

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

Nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà. Cụ thể:

Nhóm ngànhNăm học 2010-2011Năm học 2011-2012Năm học 2012-2013Năm học 2013-2014Năm học 2014-2015
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản290355420485550
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch310395480565650
3. Y dược340455570685800

Đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, mức trần học phí được xác định theo hệ số so với đại học. Cụ thể, trung cấp chuyên nghiệp mức trần học phí bằng 0,7 mức trần học phí đại học; cao đẳng là 0,8; đào tạo thạc sĩ là 1,5 và đào tạo tiến sĩ là 2,5.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập tùy theo từng nghề. Cụ thể, trong năm 2010, mức trần học phí từ 200.000 - 530.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2011 từ 210.000 - 560.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2012 từ 230.000 - 600.000 đồng/tháng/sinh viên; năm 2013 từ 240.000 - 630.000 đồng/tháng/sinh viên và năm 2014 từ 250.000 - 670.000 đồng/tháng/sinh viên.

Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

(Theo // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Bất thường đấu thầu lò đốt rác thải y tế
  • Mở đường bay Hà Nội đi Vinh, Chu Lai
  • Thông đường hầm dẫn nước thuỷ điện xuyên núi dài nhất Việt Nam
  • Khánh thành “Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam“ tại Quế Lâm
  • Khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Vinh
  • Ngừng lưu thông trên cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn
  • Nước sạch ngày càng hiếm
  • Dịch lợn tai xanh đã lây lan ra 13 tỉnh và thành phố
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi