Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao

Một nghiên cứu mới đây ở Đài Loan cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị phát triển khuẩn lao gấp hai lần so với những người không hút thuốc.

Các nhà nghiên cứu theo dõi gần 18.000 người Đài Loan trong khoảng thời gian hơn ba năm.

Người đứng đầu nghiên cứu này, ông Hsien-Ho Lin, cộng sự của bệnh viện Brigham và Bệnh viện Phụ nữ Boston, Mỹ, nói: “Chúng tôi thấy rằng, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lao gấp hai lần so với những người không hút thuốc lá”.

Trên thế giới, cứ ba người thì có một người bị nhiễm khuẩn lao nhưng tới 90% trong số đó là tiềm ẩn không triệu chứng, 10% còn lại sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Khuẩn lao sẽ làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể bị yếu đi. Rất nhiều người mắc bệnh HIV/AISD đã chết vì bệnh lao.

Trong số 17.699 người tham gia nghiên cứu, 3.893 người đang hút thuốc lá, 522 người đã bỏ hút thuốc lá và 13.254 người chưa từng hút thuốc lá. Đã có thêm 57 trường hợp khuẩn lao phát triển thành bệnh khi nghiên cứu kết thúc.

Sau khi phân tích những yếu tố liên quan như giới tính, tuổi tác, môi trường sống, tình trạng hôn nhân, việc sử dụng đồ uống có cồn, tình trạng công việc…, những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc hút thuốc vẫn là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng khuẩn lao phát triển thành bệnh.

Các chuyên gia viết: “Dựa vào kết quả phân tích, 17% những người bị bệnh lao do hút thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng chống lại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào phổi, như khuẩn lao”.

Ông Lin nói: “Dựa vào nghiên cứu của chúng tôi và những nghiên cứu khác, những nhà hoạch định chính sách và những người hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên xem xét việc quản lí thuốc lá như một biện pháp để kiểm soát bệnh lao”.

Khuẩn lao vẫn là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tử vong trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự tính, tới năm 2050, sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh lao còn một trường hợp mắc bệnh trên một triệu người.

(Theo Lê Anh/TPO/ Sina)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Đồng Nai: Cứu sống một người bị đâm thủng tim
  • Lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng ở mức nguy hiểm
  • Mưa lớn gây ngập nặng các tỉnh miền Trung
  • Nước sông Hương đang xấu đi vì ô nhiễm
  • Giảm áp lực về cung - cầu nhà ở
  • Phập phồng lo điện miền Bắc
  • Cương quyết với "thịt không sạch" nhập khẩu
  • Rằm tháng Bảy nhớ Nguyễn Du
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi