Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phập phồng lo điện miền Bắc

Từ nay tới cuối năm, các đường dây 500 KV vẫn phải truyền tải cao để cung cấp điện cho miền Bắc, bởi các nguồn điện mới cho khu vực này chưa ổn định.


Đó là nhận xét của ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình cung cấp điện trong những tháng cuối năm 2009. Hiện tại, miền Bắc đang sống nhờ 30% nguồn điện từ nơi khác chuyển đến. Nguồn cung cấp tại chỗ chỉ có 3.600 MW, còn lại 1.600 MW được đưa từ miền Nam ra và 650 MW là mua của Trung Quốc.

Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho đường truyền tải được EVN đặt lên hàng đầu, nhằm tránh tình trạng rã lưới, gây mất điện trên diện rộng.

Tuy nhiên, việc truyền tải cao trên đường dây cũng gây ra những hao hụt lớn về nguồn cung cấp. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu truyền tải trên đường dây 500 kV đoạn Hà Tĩnh – Nho Quan (Ninh Bình) ở 70% công suất định mức thì chỉ mất 10 MW tổn thất, nhưng nếu truyền tải đầy công suất định mức thì tổn thất lên tới 50 MW. Hiện tại, đường dây 500 kV liên tục tải 30-31 triệu kWh/ngày từ miền Nam ra, quy đổi ra là 24/24 tiếng truyền tải ở công suất định mức của đường dây nên tổn thất rất cao.

Trong khi đó, lưới điện của riêng Hà Nội đang ở tình trạng quá tải để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện. Đã có thời điểm như đợt nắng nóng từ ngày 8 đến 10/6 vừa qua, ngành điện phải áp dụng cả biện pháp cho quá tải luân phiên 15 phút ở mỗi trạm, để tránh gây ra rã lưới, bởi toàn bộ công suất máy biến áp 220 kV ở khu vực Hà Nội chỉ là 1.500 MVA, nhưng công suất có lúc lên tới 1.670 MW.

Việc thiếu nguồn ở miền Bắc, theo ông Thanh, sẽ chỉ được cải thiện vào khoảng năm 2011-2012, khi các nhà máy điện mới đang xây dựng đi vào hoạt động. Còn từ nay tới cuối năm vẫn phải truyền tải cao, bởi các nguồn mới được trông chờ ở miền Bắc như Quảng Ninh 1, Hải Phòng 1, Sơn Động, Cẩm Phả 1, Bản Vẽ vẫn chưa đi vào vận hành, hơn nữa đây là thời điểm tích nước các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà để chuẩn bị cho mùa khô năm 2010.

Còn sang năm 2010, riêng miền Bắc cần thêm khoảng 2,5 tỷ kWh điện trong thời gian mùa khô và 2,5 tỷ kWh điện trong mùa mưa so với năm 2009. Nếu mùa mưa đã có thêm những nguồn mới đi vào hoạt động, thì mùa khô từ ngày 1/1/2010 đến 30/6/2010, tình hình lại chưa có nhiều sáng sủa.

“2,5 tỷ kWh điện cho mùa khô hiện được trông chờ từ việc có thêm 4 nguồn nhiệt điện mới là Sơn Động, Cẩm Phả 1, Hải Phòng 1 và Uông Bí mở rộng 1. Nếu 4 nhà máy này vận hành đồng bộ vào cuối năm nay, thì sang năm có thể nhẹ bước qua mùa khô. Nếu không, việc đảm bảo điện cho miền Bắc trong mùa khô 2010 sẽ tiếp tục căng thẳng”, ông Thanh nói.

Tuy nhiên, Nhà máy Điện Sơn Động đã lùi kế hoạch phát điện thêm 6 tháng so với dự định quý II/2009, còn Nhà máy Cẩm Phả thì phải tới tháng 5/2010 mới vào chính thức. Nhà máy Hải Phòng 1 cũng phải sang tháng 3/2010 mới chạy tin cậy. Uông Bí mở rộng 1 thì đang khắc phục sự cố mới nhất, nên chưa biết lúc nào sẽ bàn giao chính thức cho chủ đầu tư. Bởi vậy, nguồn cung cấp cho miền Bắc trong mùa khô 2010 vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Quay trở lại với năm 2009, tình hình tiêu thụ điện hiện được EVN đánh giá là “có những diễn biến bất ngờ và khó dự báo hơn” so với thời điểm đầu năm 2009. Nếu như tháng 1, lượng điện thương phẩm cả nước giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì con số này đã thay đổi đáng kể trong 8 tháng qua.

Tháng 8, mức tăng trưởng về điện thương phẩm đã lên trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. EVN đã xây dựng tới 3 phương án để điều hành hệ thống, với mức tăng trưởng điện thương phẩm 10-15%, nhằm đảm bảo điện cho nền kinh tế. Trong đó, phương án tăng trưởng điện thương phẩm 11% cho năm 2009 được các chuyên gia cho là có tính thực tiễn.

Được biết, qua 8 tháng đầu năm, điện sản xuất và mua ngoài đạt 54,758 tỷ kWh, đạt 67,44% của kế hoạch 81,2 tỷ kWh cho năm 2009. Điện thương phẩm đã đạt 47,966 tỷ kWh; đạt 66,3% kế hoạch 72,32 tỷ kWh cho năm nay.

 

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cương quyết với "thịt không sạch" nhập khẩu
  • Rằm tháng Bảy nhớ Nguyễn Du
  • Nữ cửu vạn chợ đêm gồng mình mưu sinh
  • Vét cát tận thu : Tài nguyên đi hiểm hoạ ở lại
  • Siêu thị bán hoa quả mốc
  • Sẽ không để thiếu Tamiflu trong điều trị cúm A (H1N1)
  • Trẻ mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao
  • Nhập thịt dơ và ngành chăn nuôi nhỏ lẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi