Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kềm giá mặt hàng thiết yếu

Dù phải chịu hàng loạt áp lực tăng giá, nhưng TP HCM khẳng định, hàng hóa thiết yếu sẽ không tăng giá từ nay đến sau Tết Nguyên đán.

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tham gia bình ổn hiện nay, đó là không mua được ngoại tệ để nhập nguyên liệu, chi trả cho các nhà nhập khẩu, hạn chế việc bổ sung hàng dự trữ, gia tăng lượng hàng hóa.

Kiên quyết giữ giá

Tại buổi làm việc với Bộ Công thương về tình hình bình ổn giá, cung ứng hàng Tết cho người dân TP HCM, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM, cho biết, lượng hàng dự trữ phục vụ tết của các doanh nghiệp đáp ứng khoảng 30 - 40% nhu cầu của thị trường, được bán tại 2.088 điểm, trong đó, hệ thống chợ truyền thống sẽ có thêm 638 điểm bán. TP kiên quyết giữ nguyên giá bán 8 mặt hàng thiết yếu (gạo - nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng gia cầm, rau củ quả) đến hết quý I/2011, bất chấp áp lực tăng giá từ thị trường, DN kiến nghị điều chỉnh giá bán, do chi phí đầu vào tăng cao.

Một thuận lợi cho TP, được Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, thông tin, đó là nhà phân phối bán lẻ nước ngoài (Metro) cam kết không tăng giá hàng hóa trong dịp Tết. Vì lượng hàng dự trữ của Metro đủ cung ứng trong 6 tháng, ngay cả trong trường hợp giá và nhu cầu tăng đột biến. Thêm vào đó là giá đường đã hết căng thẳng, khi được bổ sung thêm 57.000 tấn đường nhập khẩu trong tháng 11. Bộ Công thương đang đôn đốc nhập 18.000 tấn còn lại trong hạn ngạch 75.000 tấn.

Lo hàng “hai giá”

Đồng tình hưởng ứng chủ trương của TP, nhưng các DN tham gia bình ổn hàng vẫn lo, trước tình trạng hàng hóa “hai giá”, dễ dẫn đến đầu cơ. Ông Trần Ngọc Trung, Giám đốc Công ty CP đầu tư Vinh Phát, cho biết, nhu cầu với mặt hàng gạo có xu hướng tăng đột biến trong thời gian gần đây. Trước đây, bình quân DN này bán ra từ 100 - 200 tấn một tháng, thì 20 ngày đầu tháng 12 đã bán tới 500 tấn. Nguyên nhân, do giá các loại gạo thường (gạo xuất khẩu loại 1, gạo 5% tấm) trên thị trường đã tăng lên 11.500 đồng một kg, nhưng gạo của các doanh nghiệp tham gia bình ổn vẫn giữ ở mức 8.500 đồng một kg. Dù khẳng định nguồn gạo dự trữ đáp ứng nhu cầu bình ổn tới hết quý I/2011, nhưng ông Trung lo ngại tình trạng chênh lệch giá có thể dẫn tới đầu cơ, để hưởng lợi về giá.

Tương tự, với dầu ăn, bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, dầu ăn bình ổn tại siêu thị đang là 25.500 đồng một lít, trong khi giá nhiều loại dầu ăn trên thị trường đã lên tới 35.000 - 36.000 đồng một lít. Sở dĩ duy trì được mức giá này, do Saigon Co.op đặt hàng nhãn riêng cho sản phẩm này. Hiện Saigon Co.op muốn dùng hình thức này với đường, để có lượng hàng bình ổn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhưng chưa được sự hợp tác từ phía các nhà sản xuất, vì để nhãn riêng giá sản phẩm sẽ thấp hơn 10 - 30%.

Doanh nghiệp cung ứng gạo lớn nhất tại TP HCM là Công ty Lương thực thành phố đề nghị Sở Công thương cho phép được điều chỉnh giá. Bởi theo cam kết tham gia chương trình bình ổn, giá bán của doanh nghiệp chỉ thấp hơn giá thị trường 10 - 15%, nhưng hiện giá hai nơi đã chênh lệch tới 20 - 30%.

(Báo Đất Việt)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Không khí lạnh ảnh hưởng đến Nam Bộ
  • Vùng núi phía Bắc đề phòng băng giá, sương muối
  • Vào vụ, người dân vùng lũ khốn khó
  • Rau rửa nước cống bẩn đến mức nào?
  • Cứu trợ bằng hàng hết hạn
  • Tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam còn ở mức cao
  • Sinh viên sẽ có khu ký túc khang trang từ 2011-2012
  • Cảnh giác nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi