Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khúc khải hoàn còn mãi với thời gian

“Ca khúc này dường như đã có từ lâu, đã dồn nén trong khát vọng độc lập của cả dân tộc. Và tôi chỉ là người chép lại”. Trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, tác giả của “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” đã nói về ca khúc nổi tiếng nhất của mình giản dị như vậy.

Nhạc sỹ Phạm Tuyên: Nếu không phải là tôi thì một nhạc sỹ khác cũng sẽ viết ca khúc này - Ảnh Chinhphu.vn

Nụ cười đôn hậu, ánh mắt hiền từ, nhạc sỹ Phạm Tuyên dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” vẫn nhớ từng chi tiết về những ngày cuối tháng tư năm 1975, ngày ca khúc của ông cất lên như tiếng reo vui của cả dân tộc.

Sự cộng hưởng những trái tim

Ngày 28/4/1975, tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất chỉ ít phút phút sau khi Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã làm nức lòng người dân cả nước. Cùng chung tâm trạng ấy, trong lòng người nhạc sỹ tài hoa rạo rực niềm tin miền Nam sắp được giải phóng.

Trước đó, Ban tuyên huấn - Đài Tiếng nói Việt Nam giao cho ông sáng tác một bản hợp xướng. Nhạc sỹ Phạm Tuyên vẫn nhớ ông định đặt tên bốn chương là: Tiền tuyến anh hùng, Miền Bắc lũy thép, Miền Nam thành đồng và Ngày toàn thắng. Nhưng ông nghĩ viết như thế thì “lý trí” quá và sau nhiều ngày vẫn không thể hoàn thành.

Cảm nhận ngày giải phóng đang đến gần, ông đã ôm cây đàn ghita chỉ trong 2 giờ đồng hồ để ký âm và viết ca khúc "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, lời ca cứ thế tuôn trào như sự cộng hưởng của triệu trái tim, triệu tiếng hò reo, thổn thức.

17h ngày 30/4/1975, mong ước và tiên đoán của ông đã thành hiện thực. Ngay sau bản tin thông báo miền Nam hoàn toàn giải phóng, lần đầu tiên ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được truyền đi khắp mọi miền Tổ quốc qua sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhạc sỹ Cao Việt Bách, người chỉ huy dàn nhạc hôm đó từng nói: “Chưa bao giờ có một buổi dựng bài hát nào mà cả người hát, người dựng, người chỉ huy đều rớm nước mắt”. Tất cả nghệ sỹ có mặt trong phòng thu khi nghe bài hát đều sững sờ và oà lên khóc.

Nhạc sỹ Phạm Tuyên đã sống cùng Hà Nội trong 12 ngày đêm khói lửa, cùng Vĩnh Linh những ngày khốc liệt, cùng cả miền bắc dõi mắt theo dãy Trường Sơn về với miền Nam. Bởi vậy, ông không chỉ viết nên một ca khúc mà còn gửi gắm cả cảm xúc vỡ òa sau 30 năm dồn nén, chờ đợi, cả lòng thành kính của dân tộc đối với vị lãnh tụ vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vượt qua không gian và thời gian

Giám khảo công minh nhất của một tác phẩm nghệ thuật là công chúng và thời gian. “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là một tác phẩm vừa đi vào lòng công chúng vừa vượt qua thử thách của thời gian. 35 năm qua, ca khúc vẫn có sức lan toả mạnh mẽ, làm rung động không chỉ trái tim người Việt Nam mà còn cả bạn bè khắp năm châu.

Ca khúc đã được Hội Âm nhạc lao động Nhật Bản dịch ra tiếng Nhật năm 1979 và phổ biến tới 49 tỉnh, thành. Rất nhiều bạn bè ở các nước khác trên thế giới cũng thuộc lòng giai điệu ca khúc này, từ các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc đến các quốc gia khác trên thế giới như Đức, Nga, Ba Lan…

Dường như nhạc sỹ Phạm Tuyên đi đến vùng miền nào của Tổ quốc cũng có những kỷ niệm gắn chặt với ca khúc này. Gần đây nhất, trong đêm giao lưu nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết nghĩa: Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh, một nữ nhạc sỹ người Nhật khi chọn 2 ca khúc để thể hiện đã hát 1 bài truyền thống của Nhật Bản và “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tất cả mọi người trong hội trường rộng lớn cùng đồng thanh cao trào: “Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh!”

Có nhiều người từng chia sẻ với nhạc sỹ Phạm Tuyên, khi ra nước ngoài mà được yêu cầu hát, họ sẽ cất lời “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” như một lẽ rất tự nhiên.

Vượt qua ranh giới về lứa tuổi, vùng miền và cả rào cản về ngôn ngữ, lời ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” không chỉ là những câu hát đơn thuần mà còn như nói lên niềm tự hào về thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc Việt Nam.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Miễn thuế nhập khẩu máy thu trực canh cấp cho ngư dân
  • Người thương binh liệt 20 năm tập đi
  • Mười cô gái Lam Hạ: Mãi mãi tuổi đôi mươi
  • Kinh tế khó khăn, vợ chồng "thắt chặt" sinh đẻ
  • Chevrolet Cruze đã có giá chi tiết
  • Bài học từ những lời nói thẳng
  • Dừng thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành bậc đại học, cao đẳng
  • "Phản đối chiến tranh VN là may mắn của đời tôi"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi