Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm định đào tạo nghề… cho vui!

Các học sịnh đã tốt nghiệp tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ - Kinh tế Simco Sông Đà

Sau 3 năm triển khai, bộ tiêu chí kiểm định chất lượng các trường dạy nghề theo chuẩn nước ngoài vẫn dừng ở việc thí điểm, khuyến khích.

Theo Tổng cục Dạy nghề, hiện nay, việc tham gia kiểm định chất lượng hoàn toàn do các cơ sở dạy nghề tự nguyện. Thiếu chính sách khuyến khích trường đạt chuẩn nên nhiều trường nghề mặc nhiên đứng ngoài cuộc sát hạch này.

Công cụ không thiếu...

Bộ tiêu chí kiểm định chất lượng các trường cao đẳng, trung cấp nghề được xây dựng theo các tiêu chí kiểm định trường nghề của Mỹ với 9 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn và 150 chỉ số. Tất cả những thông số này theo kỳ vọng của lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề là nhằm hướng tới việc thiết lập một hệ thống chuẩn đối với một trường đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lao động.

Cùng với việc kiểm định chất lượng của các trường, hiện nay các hội nghề nghiệp đã xây dựng được 85 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 10 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề xây dựng đã được Bộ Xây dựng ban hành. Những bộ tiêu chuẩn này nhằm kiểm định các kỹ năng cần phải đạt được theo trình độ của người lao động. Cùng với “công cụ” kiểm định trường nghề, thì đây là một “công cụ” sát thực nhằm đánh giá chất lượng lao động qua dạy nghề thực sự ra sao. Trường nào đào tạo tốt, trường nào còn thiếu, khiếm khuyết cái gì, cần hoàn thiện và đầu tư tiếp cho công đoạn nào... cũng bộc lộ hết qua kiểm định chất lượng. Ông Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, nếu theo đúng qui trình kiểm định của các nước, sau khi kiểm định sẽ tiến hành xếp hạng các trường nghề. Đây chính là tiêu chí đánh giá “thương hiệu” của trường cũng như là chuẩn để các doanh nghiệp có nhu cầu tìm lao động hướng đến.

Tuy vậy, dưới góc độ của bên “tiếp nhận đầu ra”, ông Nguyễn Phương Nam - Phó Ban quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội cho biết, Hà Nội có 9 khu công nghiệp và 3 khu công nghệ cao. Từ nay tới năm 2020, các khu công nghiệp và công nghệ cao này cần khoảng 400.000 đến 500.000 lao động. Nhưng chúng tôi lại chưa tìm được một trường nghề nào có thể đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp thường phải nhận lao động phổ thông về tự đào tạo. Ông Nam cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản đã phải tự xây dựng trường nghề cho mình như Panasonic, Canon…

Nhưng thiếu quyết tâm

Năm 2008, việc kiểm định chất lượng các trường dạy nghề lần đầu tiên được thực hiện với 15 trường cao đẳng, trung cấp nghề và chỉ có 9 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2009, công việc này tiếp tục được thực hiện tại 20 trường nữa. 13 trường cao đẳng, trung cấp nghề đạt kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3, nâng số trường dạy nghề đạt chất lượng dạy nghề cấp độ 3 qua 2 năm thực hiện thí điểm kiểm định chất lượng lên con số 22 trường. Con số này quá ít ỏi so với tổng số 110 trường cao đẳng nghề, 265 trường trung cấp nghề, 865 trung tâm dạy nghề trên cả nước. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại không kém là, với cơ chế hiện nay, chưa biết đến bao giờ sẽ tiến hành kiểm định hết số lượng các trường và trung tâm trên.

Lý giải về điều này, lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề cho rằng, hiện việc kiểm định mới chỉ dừng ở cơ chế khuyến khích các trường tham gia chứ chưa có các chính sách cụ thể nhằm buộc các trường phải đạt chuẩn đào tạo mới. “Chế độ cào bằng” trường tốt cũng như không tốt khiến các trường không mặn mà và chưa sẵn sàng tham gia. Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) cho rằng, đáng lẽ các trường sau khi tham gia kiểm định và đã đạt chuẩn phải được hưởng một số quy chế, ví dụ như một số ưu đãi khi nhà nước đặt hàng đào tạo lao động hay chính sách cho học viên vay vốn học nghề… Nhưng hiện tại, những thứ đó mới là kỳ vọng, chưa có chính sách cụ thể, cũng chưa trường đạt chuẩn nào được hưởng ưu đãi.

Muộn còn hơn không

“Chế độ cào bằng trường tốt khiến các trường không mặn mà và chưa sẵn sàng tham gia kiểm định.

Việc kiểm định các trường đào tạo nghề, bao gồm cả công lập và dân lập sẽ tạo nên một “sân chơi” bình đẳng hơn giữa các trường dạy nghề. Nhưng nhìn ở góc rộng hơn, nó sẽ đưa ra được chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra sau đào tạo của các học viên. Đây là điều then chốt quyết định chất lượng lao động ở nước ta. Thực tế, tại nhiều nước, việc kiểm định để đạt chuẩn là bắt buộc, bởi đây là yêu cầu từ chính những học viên bỏ tiền ra mua dịch vụ đào tạo họ có quyền biết chất lượng đào tạo như thế nào qua kết quả kiểm định. Nhưng ở Việt Nam, ông Dương Đức Lân phải thừa nhận, hiện chưa có điều kiện kiểm định hết nên chưa thể xếp hạng. Hơn nữa, trong bối cảnh trường nghề vẫn còn trầy trật tuyển sinh thì việc công bố xếp hạng trường nghề sẽ khiến nhiều trường nghề bị… “báo tử”.

Thực tế cho thấy, các trường nghề vẫn phải “lấy ngắn nuôi dài” nên khó đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực. Ông Nguyễn Đức Trí (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) dẫn một ví dụ của một trường ở Thái Nguyên đào tạo khoảng 500 học sinh trung cấp nghề trong 2 năm, vì muốn đảm bảo chất lượng đầu ra ở mức tương đối mà phải chịu “lỗ” tới hơn 500 triệu đồng. “Với những ngành nghề được ngân sách nhà nước cấp kinh phí theo kiểu “cào bằng”, học phí thu rất thấp nên có tình trạng thiếu kinh phí để chi cho đào tạo, dẫn đến chất lượng sản phẩm đào tạo thấp”.

Ông Trịnh Xuân Dũng - Tổng cục Du lịch cho biết:“Từ nay đến năm 2015, ngành du lịch Thủ đô cần thêm 35.774 nhân lực mới. Năm 2010, chỉ riêng quận Cầu Giấy cũng có thêm 5 khách sạn 5 sao. Như vậy là việc làm không thiếu, nhưng thực tế là học sinh sinh viên ngành du lịch ra trường không được tiếp nhận do không đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là về ngoại ngữ”.

Điều đó cho thấy, kiểm định chất lượng trường nghề không chỉ là nhu cầu tự thân, nó còn là nhu cầu của chính những đối tượng sử dụng sản phẩm. Chiến lược dạy nghề 2011 - 2020 đang trình Chính phủ phê duyệt tập trung vào vấn đề chất lượng dạy nghề. Để hiện thực hoá chiến lược, việc kiểm định chất lượng trường nghề chắc chắn cần được làm chặt chẽ và quy củ hơn. Đi liền với đó là việc tập trung đầu tư cho những trường nghề đạt kết quả kiểm định.

(Theo Hạnh Hương // Báo Doanh nhân)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hàng loạt phòng mạch, nhà thuốc bị 'sờ gáy'
  • Ga Sài Gòn tiếp tục bán vé tàu qua tin nhắn
  • Cần thay đổi cách nhìn về người khuyết tật
  • TP HCM: Tăng giá xe đến 60% nhân dịp 30/4
  • Ra mắt loạt ấn phẩm về Đại thắng mùa Xuân 1975
  • Olympic Sinh học Quốc tế 2016 sẽ tổ chức tại Việt Nam
  • Không dùng hộp xốp đựng thức ăn nóng trên 100 độ C
  • Nhận thức đúng về VSATTP để nâng cao chất lượng cuộc sống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi