Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Loạn” quy hoạch thu phí đường bộ

Trên hệ thống quốc lộ hiện có tới 62 trạm thu phí đường bộ
Có quá nhiều trạm thu phí xây dựng không tuân thủ quy hoạch ban đầu, cự ly đặt trạm quá dày, mức thu chưa thật sự hợp lý…
 
Nhiều trạm thu phí nằm ngoài quy hoạch

Tính đến ngày 1/4/2010, trên hệ thống quốc lộ có tới 62 trạm thu phí đường bộ. Nếu tính cả 5 trạm thu phí dự kiến sẽ được lập thêm trên Quốc lộ 1 để thu phí hoàn vốn cho các dự án xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đầu tư theo hình thức BOT sắp được đưa vào khai thác, tổng số trạm thu phí đang hoạt động sẽ lên tới con số 67 trạm.  Điều đáng nói là có tới 22/25 trạm thu phí đường bộ thu theo hình thức BOT nằm ngoài quy hoạch đã được phê duyệt.

Theo quy định của Thông tư 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004, khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm thu phí là 70 km. Tuy nhiên, hầu hết các quốc lộ trọng điểm trên phạm vi cả nước đều không thỏa mãn yêu cầu này. Trên tuyến Quốc lộ 1, 8/27 trạm thu phí có khoảng cách với trạm thu phí gần nhất dao động từ 39 đến 67 km. Quốc lộ 18 tính ra cứ mỗi 45 km, tất cả các phương tiện lại phải trả phí giao thông 1 lần.

Kỷ lục đặt trạm thu phí dày nhất thuộc về Quốc lộ 13, đoạn qua tỉnh Bình Dương, với 4 trạm thu phí hoàn vốn BOT. Các trạm này bố trí gần nhau tới mức, có trạm chỉ cách nhau 15 km.

Trước áp lực của dư luận, vào cuối tháng 12/2009, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng rà soát hoạt động thu phí trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong Văn bản số 972/CĐBVN mà đơn vị này gửi Bộ GTVT hôm 24/3, trong khi kiến nghị lập thêm 5 trạm thu phí mới trên Quốc lộ 1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đề xuất tạm dừng thu phí 4 trạm trên Quốc lộ 7, Quốc lộ 8, Quốc lộ 3, Quốc lộ 14 và bỏ 3 trạm thu phí khác trên Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 18.

Điều đáng nói là, cả 7 trạm thu phí dự kiến dừng hoặc bỏ hẳn đều vừa được Tổng cục đầu tư hiện đại hóa theo công nghệ 1 dừng (tháng 1/2010), với kinh phí khoảng 4 –5 tỷ đồng/trạm. Ngoại trừ 3 bộ thiết bị dự kiến được lắp vào các trạm thu phí chưa được cải tạo trên Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, 4 bộ thiết bị vừa được đầu tư lên tới cả chục tỷ đồng, khấu hao chưa đầy 3 tháng đã bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam đem tháo dỡ cho thanh lý.

Có dễ dãi với nhà đầu tư BOT?

Trong số các trạm thu phí đã bàn giao cho các nhà đầu tư BOT, có 2 trạm áp dụng mức thu cao nhất cho phép đối với đường bộ đầu tư kinh doanh, với mức thu gấp 2 lần mức thu đối với đường bộ đầu tư bằng ngân sách nhà nước, 7 trạm có mức thu gấp 1,5 lần mức thu cơ bản, 1 trạm thu phí có mức thu 1,2 lần quy định.

Với mức phí cao gấp 2 lần so với quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004, Trạm thu phí cầu Tào Xuyên gây nhiều bức xúc nhất cho các doanh nghiệp vận tải trong toàn bộ hệ thống các trạm phu phí trên Quốc lộ 1. Đây là trạm thu phí được bàn giao cho Công ty cổ phần BOT đường tránh TP. Thanh Hóa từ đầu năm 2009, để hoàn vốn cho Dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh TP. Thanh Hóa, có tổng mức đầu tư lên tới 822 tỷ đồng được đầu tư theo phương thức BOT.

Bức xúc của người điều khiển phương tiện giao thông qua đây không chỉ ở mức phí cao, mà còn do họ bị tước quyền lựa chọn lưu thông. Dù chấp nhận đi tuyến chính với chất lượng đường xấu hơn, xa hơn, nhưng người điều khiển phương tiện vẫn phải trả mức vé đắt gấp 2 lần giá vé trước khi trạm được bàn giao cho nhà đầu tư BOT. Không chỉ có vậy, Trạm thu phí cầu Tào Xuyên còn được bàn giao cho nhà đầu tư khai thác ngay khi công trình xây dựng tuyến tránh đang thi công dang dở.

Tình trạng xây tuyến tránh, nhưng thu phí cả tuyến chính đang diễn ra phổ biến tại một số trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án xây dựng tuyến tránh qua các đô thị lớn trên Quốc lộ 1 được thực hiện bằng hình thức BOT như: Trạm thu phí cầu Bến Thủy (hoàn vốn cho Dự án xây dựng tuyến tránh Vinh), Trạm thu phí Quán Hầu (Dự án xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Đồng Hới)…

Cũng cần phải nói thêm rằng, những bất cập kể trên tại các trạm thu phí theo hình thức BOT trên Quốc lộ 1 hoàn toàn không thuộc về lỗi của nhà đầu tư, bởi nếu không được thu cả tuyến chính, với mức thu cao hơn mức thu cơ bản, các dự án sẽ không đảm bảo bài toán tài chính. Chỉ có điều, để “mua được công trình”, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã không hài hòa được bài toán lợi ích của nhà đầu tư BOT và lợi ích của các doanh nghiệp vận tải, trong đó bất lợi dồn về phía các chủ phương tiện.

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Thành phố “không dây”
  • Chuyện giá thành hạt lúa
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
  • Triển khai mua 500.000 tấn gạo tạm trữ
  • Hạn hán trên diện rộng: Nguy cơ thiếu điện trầm trọng
  • Làm nhà bằng container: Lợi đủ đường
  • Vướng mắc GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân Nguy cơ xong cầu mà không có… đường
  • Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi