Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành phố “không dây”

Cả trăm nhà nhện thi nhau nhả tơ

Với số đông khách du lịch đến Việt Nam thì một trong những điểm gây ngạc nhiên lớn chính là Hà Nội, TP.HCM – hai thành phố lớn nhất đầy dây nhợ. Dây điện, điện thoại, internet… bó cuộn, chạy dọc khắp các tuyến đường, xiên ngang, xiên dọc mọi dãy phố, trĩu nặng mọi cột điện, cành cây; dây vắt vẻo, rải mành mành khắp nơi kể cả những đường phố toạ lạc nhiều văn phòng, cơ quan quan trọng nhất của thủ đô hay của TP.HCM.

Thống kê sơ bộ đầu năm nay của một đơn vị thuộc EVN cho biết, riêng ở Hà Nội hiện có 143.715km đường dây điện lực và thông tin các loại. Trong đó, đường dây nổi chiếm 87% với tổng chiều dài hơn 126.000km. Ngoài số dây đó thì người ta cũng khẳng định luôn ít nhất 50% số dây lơ lửng trên không ở Hà Nội là vô chủ. 100% các cây cột đèn đều bị các loại dây cáp đeo bám.

Nhìn không thấy trời

TP.HCM cũng không kém phần rắc rối về khoản dây nhợ. Số các loại dây điện, cáp điện thoại, mạng nhện đã giăng tới hàng chục ngàn kilomet. Theo tính toán của cơ quan chức năng thành phố, để chôn hết số dây đó xuống mặt đất cần khoảng thời gian mười năm.

Số dây được ngầm hoá ở hai thành phố này dường như không ăn thua gì so với số dây mới được sinh ra nên người ta cảm giác rõ rệt là đống dây trên không ngày ken đặc hơn. Ở TP.HCM hiện nay, số lượng cáp điện được ngầm hoá chiếm khoảng 4% đối với hệ thống đường dây 110kV, 24% cho mạng lưới trung thế và 7,1% với mạng điện hạ thế. Hà Nội thì từ năm 2008 cũng đã có hơn 220 tỉ đồng được duyệt chi để thử ngầm hoá dây nối trên năm tuyến đường nhưng đến nay kết quả thế nào vẫn chưa rõ. Chỉ biết, hàng ngày người người đi qua mấy tuyến phố lớn ấy: Tràng Tiền, Nguyễn Thái Học, Lý Thái Tổ… ở nhiều đoạn, có ngước nhìn lên cũng vẫn thấy một trời dây giăng.

Cả trăm nhà nhện thi nhau nhả tơ

Nghe nói các cơ quan, các công ty điện lực ở hai thành phố đều có lộ trình, kế hoạch ngầm hoá hết số dây điện, dây cáp… đến năm 2030 nhưng đều đang còn vướng về vấn đề kinh phí hoặc làm chậm vì có bất đồng giữa các công ty điện với các công ty viễn thông, hoặc do lệch pha với chương trình cải tạo vỉa vè, lòng lề đường… Cho nên không biết là 20 năm tới tình hình có thực sự đỡ đi không.

Một thống kê chưa đầy đủ là hiện nay đã có chín đơn vị kinh doanh điện thoại di động, 65 đơn vị kinh doanh internet, hàng chục đơn vị kinh doanh truyền hình cáp. Số đơn vị kinh doanh hùng hậu này chắc chắn sẽ kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các hệ thống thiết bị kỹ thuật, trạm phát sóng, cáp truyền dẫn tín hiệu… Người ta có lý để lo rằng, diện tích vỉa hè, lòng đường hiện tại sẽ không đủ quỹ đất để có thể thi công, đặt để tất cả các hệ thống riêng lẻ của các nhà mạng viễn thông, chứ chưa nói đến các hệ thống ngầm kỹ thuật khác như điện, nước…

Một thành phố không dây. Tại sao không chứ, chí ít là với những khu đô thị mới, khu phố mới, ví dụ như ở phần mở rộng của thành phố Hà Nội, nếu Nhà nước cứ bắt buộc phải có cơ sở hạ tầng trước rồi mới có nhà ở, khu dân cư; ví dụ như phải xây dựng lên các đường ống ngầm dùng chung (buộc tất cả các doanh nghiệp phải đưa dây xuống, trả phí), rồi sau đó các đường phố, khu vực dân cư cũ cũng cải tạo lại từng tuyến một theo nguyên tắc: đường phố không dây… thì rất có thể, chúng ta sẽ có những thành phố “không dây”. Tiếc rằng từ suy nghĩ đến nói và làm lại quá xa. Thành phố “không dây”, e rằng, sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ.

(Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

TP.HCM: 10 năm và 20.000 tỉ đồng

Tổng công ty Điện lực TP.HCM thông báo sẽ nâng khối lượng quy hoạch cáp viễn thông trên trụ điện trên toàn địa bàn thành phố trong năm 2010 lên gấp đôi so với năm 2009 và đặt mục tiêu hoàn thành việc quy hoạch cáp viễn thông vào năm 2020. Đây là một kế hoạch lớn và sẽ rất khó khăn nếu nhìn vào thực tế thi công năm 2009.

Theo kế hoạch năm 2010, Điện lực TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện 129 công trình, làm gọn 21.180 trụ điện trên tổng số 531,6km chiều dài lưới điện. Việc làm gọn cáp viễn thông trên trụ điện vẫn tiếp tục tập trung trên những tuyến đường trung tâm của thành phố và các quận, nơi có các loại dây treo dày đặc.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã xây dựng kế hoạch ngầm hoá lưới điện kéo dài trong mười năm, từ 2010 – 2020 với các giai đoạn sau: từ năm 2010 – 2015, tập trung ngầm hoá lưới điện phân phối tại toàn bộ các phố trung tâm của quận 1 và quận 3 với mục tiêu gần nhất là ngầm hoá hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc trên 14 tuyến đường tại hai quận này. Từ năm 2015 – 2020, ngầm hoá lưới điện phân phối của toàn bộ các quận nội thành.

Theo ông Phạm Quốc Bảo, phó tổng giám đốc tổng công ty Điện lực TP.HCM, sáu tháng đầu năm 2010 sẽ tập trung hạ ngầm tại các tuyến Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, xung quanh chợ Bến Thành. Đây là bước đầu trong kế hoạch mười năm, từ nay đến năm 2020 sẽ ngầm hoá cơ bản hệ thống điện và cáp viễn thông tại các quận trung tâm và trung tâm các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. “Chúng tôi cần 20.000 tỉ đồng để thực hiện kế hoạch trên”, ông Bảo nói.

Mai Quốc Ấn

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • “Loạn” quy hoạch thu phí đường bộ
  • Chuyện giá thành hạt lúa
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
  • Triển khai mua 500.000 tấn gạo tạm trữ
  • Hạn hán trên diện rộng: Nguy cơ thiếu điện trầm trọng
  • Làm nhà bằng container: Lợi đủ đường
  • Vướng mắc GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân Nguy cơ xong cầu mà không có… đường
  • Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: Chưa rõ “Gửi tới mai sau” hiện vật gì
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi