Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt bằng bán lẻ “chui” xuống đất

Quán càphê, quán ăn, cửa hàng mua sắm quần áo… được làm dưới lòng đất đang xuất hiện ngày càng nhiều tại TP.HCM. Xu hướng khai thác không gian ngầm để kinh doanh đang được các nhà đầu tư tận dụng triệt để.

Khu trung tâm thương mại sâu dưới lòng đất của Vincom Center.

Ông Marc Townsend, tổng giám đốc điều hành công ty CBRE Vietnam, cho rằng diện tích mặt bằng bán lẻ tại những trục đường đắc địa của thành phố gần như không còn chỗ chen chân và giá cũng khá đắt đỏ. Mặt khác, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tiếp tục tăng cao. Do đó, phương án vươn lên cao hoặc “chui” xuống đất đang được các nhà đầu tư lựa chọn.

Bắt đất đẻ ra vàng

Tại toà nhà C.T Plaza (quận Tân Bình) do tập đoàn C.T Group làm chủ đầu tư, ngoài chín tầng trên mặt đất, còn hai tầng hầm với khoảng 1.000m2. Một nhân viên kinh doanh toà nhà này cho biết, khi mới khai trương mặt bằng ở tầng hầm bị khách hàng chê. Sau đó một tập đoàn thực phẩm của nước ngoài vào mở nhà hàng, bán khá đắt khách thì nhiều thương hiệu đồ ăn khác mới nhảy vào.

Một dự án khác “chuyên” về kinh doanh dưới không gian ngầm là Vincom Center (quận 1) do công ty Vincom làm chủ đầu tư, với sáu tầng hầm. Trong đó, khu trung tâm thương mại được bố trí nằm từ tầng hầm B3 đến tầng L2 có tổng diện tích đến 57.704m2 sàn. Ông Lê Khắc Hiệp, phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, nói: “Đây là trung tâm thương mại ngầm có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm có đầy đủ các dịch vụ tiện ích như các cửa hàng, cửa hiệu thời trang, siêu thị, ẩm thực, các dịch vụ vui chơi giải trí”.

Ngoài hai dự án trên, trung tâm thương mại Zen Plaza (quận 1) đã cải tạo một phần tầng hầm để kinh doanh mặt bằng bán lẻ thay vì chỉ dùng để làm bãi giữ xe như trước đây. Một số công viên trên địa bàn thành phố như Tao Đàn, Lê Văn Tám… cũng được các công ty đề nghị khai thác không gian ngầm để kinh doanh bãi đậu xe và trung tâm thương mại.

Giá thuê không rẻ

Tuy nằm sâu dưới lòng đất, nhưng giá thuê mặt bằng bán lẻ tại những dự án dưới lòng đất không rẻ, đắt tương đương với mặt bằng trên mặt đất. Tại C.T Group, giá thuê hiện khoảng 20 – 21 USD/m2/tháng. Ở Vincom Center giá thuê từ 35 – 230 USD/m2/tháng.

Theo quan sát của phóng viên chiều ngày 8.5, tại nhiều gian hàng ở tầng hầm khu trung tâm thương mại của Vincom Center lượng người mua sắm, ăn uống và vui chơi khá nhiều. Nhân viên một hãng thời trang có thuê mặt bằng tại đây cho biết, lượng khách vào vui chơi, mua sắm nhộn nhịp. Theo chủ một thương hiệu càphê, sở dĩ những cửa hàng dưới mặt đất hút khách hàng một phần vì… lạ, thu hút sự tò mò.

Còn theo ông Lê Khắc Hiệp, dù chỉ mới đưa vào sử dụng vào đầu tháng 5.2010, nhưng hiện nay tỷ lệ khách thuê cửa hàng tại đây đã đạt trên 90% diện tích. Khách thuê khu tầng hầm của Vincom Center đa phần là những thương hiệu khá tên tuổi như: Nike, Levi’s, Mango, La Senza, Charles & Keith, Highland Coffee…

Nên tính đến phương án nước biển dâng

Kỹ sư Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật – xây dựng TP.HCM, cho rằng giá thành xây dựng, vận hành tầng hầm cao hơn từ 4 – 5 lần so với phần nổi, thậm chí tại nhiều nơi đất yếu còn nhiều hơn. Mặc dù chi phí xây dựng tầng hầm tốn kém, nhưng theo ông Sanh, bù lại sẽ tăng thêm phần diện tích khai thác, tiết kiệm không gian ngầm để dành đất cho cây xanh.

“Nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phần không gian ngầm phía dưới vì hiện nay khu vực trung tâm thành phố đang thiếu đất trầm trọng. Nhưng khi xây dựng, các chủ đầu tư nên tính đến phương án nước biển dâng cao, thấm, ngập…”, ông Sanh khuyến cáo.

Ông Kha Tôn Thủ, quản lý toà nhà C.T Plaza cũng cho biết, diện tích tầng hầm được công ty sử dụng làm trung tâm thương mại hiện đã được các thương hiệu lớn về thức ăn đăng ký thuê để kinh doanh nhà hàng.

Chi phí lớn nhưng nhà đầu tư vẫn thích

Lãnh đạo một công ty có xây dựng trung tâm thương mại dưới lòng đất cho biết, việc xây dựng gặp khá nhiều rủi ro và nếu không “mạnh về gạo, bạo về tiền”sẽ khó thực hiện được. Lý do là việc thăm dò, khảo sát địa chất sẽ rất tốn kém; việc thi công tường vây, nếu không có kỹ thuật cao sẽ rất dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc hoặc gây sụt lún đối với những công trình kế bên khi nền đất yếu. “Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt sự cố như vậy”, vị này nói.

Tuy nhiên, theo sở Xây dựng TP.HCM, hiện có nhiều công trình xin xây tầng hầm. Các chủ đầu tư dự án, nhất là ở những khu đất vàng luôn tìm cách tăng diện tích sử dụng bằng cách tăng thêm tầng ngầm. Khu đất có vị trí càng đẹp, chủ đầu tư càng tìm cách chui xuống sâu hơn, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố.

Lý giải về vấn đề này, giám đốc một công ty địa ốc tại TP.HCM tiết lộ rằng, khi một số khu vực bị khống chế tầng cao, trong khi lại được miễn thuế phần đất bên dưới thì các chủ đầu tư càng muốn “chui”xuống sâu hơn nhằm tận dụng không gian ngầm để kinh doanh.

Rủi ro

Lãnh đạo một công ty có xây dựng trung tâm thương mại dưới lòng đất cho biết, việc xây dựng gặp khá nhiều rủi ro và nếu không “mạnh về gạo, bạo về tiền” sẽ khó thực hiện được. Lý do là việc thăm dò, khảo sát địa chất sẽ rất tốn kém; việc thi công tường vây, nếu không có kỹ thuật cao sẽ rất dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc hoặc gây sụt lún đối với những công trình kế bên khi nền đất yếu. “Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra hàng loạt sự cố như vậy”, vị này nói.

Tuy nhiên, theo sở Xây dựng TP.HCM, hiện có nhiều công trình xin xây tầng hầm. Các chủ đầu tư dự án, nhất là ở những khu đất vàng luôn tìm cách tăng diện tích sử dụng bằng cách tăng thêm tầng ngầm. Khu đất có vị trí càng đẹp, chủ đầu tư càng tìm cách chui xuống sâu hơn, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố.

Lý giải về vấn đề này, giám đốc một công ty địa ốc tại TP.HCM tiết lộ rằng, khi một số khu vực bị không chế tầng cao, trong khi lại được miễn thuế phần đất bên dưới thì các chủ đầu tư càng muốn “chui”xuống xâu hơn nhằm tận dụng không gian ngầm để kinh doanh.

(bài và ảnh: Di Lã  // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sức mua thịt heo ở siêu thị tăng 10% – 15%
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường, dẫn dắt dân tộc ta
  • Những tác phẩm nghệ thuật kính dâng Bác Hồ
  • Sẽ ấn định giá bán cho ôtô, xe máy
  • Sẽ thu phí đường bộ qua xăng, dầu
  • Heo nhà khan hiếm, heo nhập về nhiều
  • Bước đầu thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng
  • Trước diễn biến của dịch lợn tai xanh: Không nên quá hoang mang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi