Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trước diễn biến của dịch lợn tai xanh: Không nên quá hoang mang

Dịch lợn tai xanh vẫn diễn biến phức tạp khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên; người tiêu dùng thì lo sợ sản phẩm thịt lợn ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, dịch lợn tai xanh không lây sang người; người tiêu dùng không nên hoang mang khi sử dụng sản phẩm từ lợn.

Lượng thịt lợn bán ra trong thời điểm này chậm hơn 50% so với thời gian dịch chưa bùng phát. Ảnh: Nguyệt Ánh

Lượng tiêu thụ thịt lợn giảm

Tính đến hôm qua (10-5), cả nước đã có gần 50 nghìn con lợn mắc bệnh tai xanh, đã tiêu hủy hơn 21 nghìn con. Nhiều người Hà Nội tỏ ra lo lắng, thậm chí quyết định không ăn thịt lợn. Bộ NN&PTNT lo ngại khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại, giá thịt lợn trên thị trường giảm mạnh khiến các hộ chăn nuôi càng khó khăn. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ khi dịch lợn tai xanh phát hiện tại Hải Dương đến nay, giá lợn giống đã giảm 30% đến 35%; giá lợn thịt giảm từ 20% đến 40%. Trước dịch, tại các tỉnh phía Bắc thịt lợn hơi có giá 31 nghìn đến 32 nghìn đồng/kg, nay chỉ còn 25 nghìn đến 26 nghìn đồng. Tại những "điểm" dịch như Hải Dương, giá chỉ còn 18 nghìn đến 20 nghìn đồng/kg.

Ngày 10-5, ở một số chợ trên địa bàn Hà Nội như Hà Đông, Thành Công, Kim Liên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy... thịt lợn vẫn được bày bán. Tuy nhiên, một số tiểu thương cho biết, lượng thịt bán ra giảm hơn 50% so với thời gian dịch tai xanh chưa bùng phát. Ngược với thị trường thịt lợn, các mặt hàng như cá, thịt bò, thịt gà, trứng… đắt hàng hơn.

Dịch tai xanh không lây sang người

Ông Tô Long Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương cho biết: Người tiêu dùng không nên hoang mang khi sử dụng sản phẩm thịt lợn. Virus tai xanh ở lợn không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua và sử dụng những loại thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, không có mùi tanh hoặc mùi kháng sinh... Tuy nhiên, ông Tô Long Thành khuyến cáo người dân không nên ăn lợn ốm, chết vì bệnh tai xanh. Virus tai xanh làm suy giảm miễn dịch của lợn khiến các vi khuẩn kế phát phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu, một bệnh nguy hiểm có thể lây cho người và dễ dẫn đến tử vong. Lợn bị bệnh tai xanh rất khó nhận biết. Vì vậy, khi mua cần quan sát kỹ, chọn miếng thịt tươi, sờ vào ấm, nóng, hơi dính. Còn nếu đã cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi; nếu là lợn dịch còn sống thì biểu hiện là tai cụp, tím tái, bỏ ăn, chảy nước mũi, trào bọt mép.

Trao đổi với PV Hànộimới, ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh và các món gỏi, tái, nem chua... kể cả chế biến từ thịt các con vật khác như gia cầm, bò, cừu, dê... vì liên cầu khuẩn có thể lây sang các con vật này. Mặc dù bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn là hai bệnh hoàn toàn khác nhau và liên cầu khuẩn mới có thể lây trực tiếp từ lợn sang người nhưng nhiễm tai xanh cũng là điều kiện để lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn. Do đó, để bảo đảm sức khỏe và yên tâm khi sử dụng, người tiêu dùng vẫn nên cẩn trọng khi chọn mua thịt lợn. Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Nội khuyến cáo người tiêu dùng nên mua thịt có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

(Theo Kiên Dung // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Thực phẩm bẩn đầy chợ
  • Xăng, dầu “cõng” quá nhiều thuế và phí
  • Thu phí đường bộ qua giá xăng dầu: Phí chồng phí
  • Sắp có diễn đàn về mua bán doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp ứng phó với thiếu điện: Tiết kiệm là tối ưu
  • Nhiều khó khăn trong kiểm dịch cửa khẩu Lạng Sơn
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới
  • 4 tháng 2010, công nghiệp khả quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi