Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010, tỷ lệ tăng lương bình quân khoảng 12,4%

Mức tăng lương năm nay chỉ cao hơn 0,2% so với năm 2009.
Năm 2010, tỷ lệ tăng lương bình quân khoảng 12,4% là kết quả khảo sát lương tại thị trường Việt Nam của Mercer, một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự hàng đầu thế giới cùng đại diện tại Việt Nam là TalentNet Corporation vừa được công bố hôm 7/10.

Cuộc khảo sát được tiến hành trên 253 công ty liên doanh và công ty nước ngoài, chủ yếu thuộc các ngành như: hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, công nghệ cao, dược phẩm, hóa chất, sản xuất, thương mại, dầu khí…

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ tăng lương bình quân của doanh nghiệp trong năm nay là 12,4%, cao hơn 0,2% so với mức tăng của năm ngoái. Theo đó, hóa chất và ngân hàng là những ngành có mức tăng lương cao nhất, khoảng 13,9%; tiếp đến là ngành dược phẩm với tỷ lệ 13,5%.

Mức tăng lương của năm 2010 tuy không cao hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng việc tăng lương được tiến hành ở hầu hết các công ty. Nếu như năm ngoái có đến 13% trong tổng số các công ty tham gia khảo sát cho biết không tăng lương cho nhân viên thì năm nay con số này chỉ còn là 0,79%. Chỉ có 2 công ty được khảo sát cho biết họ không tăng lương trong năm này.

Đại diện của Mercer cho rằng, sự tăng lương đồng bộ của hầu hết tất cả các công ty trong nước phản ánh hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp đang phục hồi, phát triển trở lại. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ở Việt Nam đã quan tâm hơn đến chính sách lương bổng cũng như cách để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực của mình.

Cũng theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thôi việc tự nguyện năm 2009 là 13,3 %, giảm 3,1% so với năm 2008, cho thấy người lao động đang có xu hướng ít thay đổi chỗ làm, thị trường lao động đã dần đi vào ổn định.

(Theo Vneconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Ăn theo đại lễ, hàng hóa đua nhau tăng giá
  • "Con đường gốm sứ" - dấu ấn 1.000 năm tuổi
  • Đại lộ Thăng Long: Tuyến đường hiện đại nhất Việt Nam
  • Đề xuất di dời gần 40 trường học, bệnh viện ra ngoại thành Hà Nội
  • Năm 2011 tăng lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp
  • Việt Nam có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá rất cao
  • Chung sức vì đồng bào miền Trung
  • Bảo vệ đê, di dân tránh lũ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi