Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà Bè nước chảy đi đâu?

Từ trung tâm thị trấn Nhà Bè cho đến xã Phú Xuân (huyện Nhà Bè, TP.HCM), người dân than trời khi thiếu nước sinh hoạt đã trở thành “mãn tính”. Hoàng Văn Quý (hẻm 456 đường Huỳnh Tấn Phát) cho hay: “Nước sinh hoạt ở đây phải mua với giá rất cao”.

Trời mưa, dân nội thành TP.HCM lo ngập nhưng dân Nhà Bè coi đó là hạnh phúc vì có nước hứng để dùng.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, một hộ dân có bốn người tại Nhà Bè trung bình phải trả 800.000đ tiền nước/tháng. Mùa khô hơn thì con số này tăng lên 1,2 triệu đồng/tháng. Gia đình càng đông người thì số tiền càng tăng lên. Nước sinh hoạt được bán tại điểm bán lẻ theo can loại 30 lít với giá 1.000đ/can, đó là phải xếp hàng 15 – 30 phút chờ mua, có khi chẳng có. Nếu xe ba gác giao nước tận nhà, giá nước vọt lên đến 80.000đ/m3, do hệ thống xe bồn chở nước của công ty cấp nước Nhà Bè không đáp ứng nổi nhu cầu của người dân.

Buổi tối, từ 23h khuya hôm trước đến 3 – 4h sáng hôm sau, các hộ dân tại Nhà Bè phải luôn cắt cử người chờ nước, ai nấy cũng mệt mỏi. “Dân khu này đa số là công nhân, thu nhập không cao nên với giá trung bình hiện tại khoảng 800.000đ/10 khối/tháng mà tư nhân bán so với giá nhà nước chỉ có 80.000đ/10 khối/tháng thì khổ quá. Tiền nước mỗi tháng mắc hơn tiền xăng. “Năm 1995 – 1996 tôi là bộ đội ở đảo Trường Sa Lớn cũng thiếu nước nhưng chưa khổ như bây giờ”, Hoàng Duy Dũng, bức xúc. Còn gia đình Nguyễn Minh Sinh (xã Phú Xuân, Nhà Bè) đã không ít lần mua những chai nước tinh khiết để tắm cho con nhỏ vì sợ cháu bệnh.

Hộ nào ở Nhà Bè cũng xây bồn, xây bể chứa nước mưa. Phạm Phú Huân, sống ở thị trấn Nhà Bè dí dỏm: “Giữa khuya, trời mưa bình thường ai cũng ngủ ngon, còn dân chỗ tôi bật dậy lo chạy hứng nước mưa". Huân cho biết đã đầu tư ít nhất 6 triệu đồng để mua các loại bồn 1.500 lít, 700 lít và 400 lít để chứa nước mưa.

“Chúng tôi muốn xe bồn đổ nước vào giờ hợp lý hơn, khoảng từ 6 – 8h tối. Đổ liên tục chứ không lẻ tẻ để các tư nhân kinh doanh nước và những gia đình ở gần đường lộ hứng tích trữ hết khiến dân cuối hẻm không có nước dùng. Vì lợi nhuận từ kinh doanh nước khá cao khiến một số hộ quên cả tình làng nghĩa xóm”, bà Đặng Thị Hạnh, tổ trưởng tổ 16, khu phố 7, thị trấn Nhà Bè nói.

 

(Theo Bài và ảnh: Mai Quốc Ấn/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Vừa đầu tư vừa hoàn thiện cơ chế
  • Hàng Việt Nam quá đơn điệu
  • Thị trường & Dự báo
  • Gà ngoại bỗng chốc thành... gà nội
  • TP Hồ Chí Minh: Du lịch vượt cúm
  • Xuất khẩu cá tra: Người nuôi sẽ có lãi
  • Lần theo dấu khối Đại Lam Ngọc khổng lồ
  • Tên Đại Lam Ngọc là do chúng tôi đặt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi