Chị Lâm Ngọc Hương, người hơn 20 năm trong nghề bốc xếp.
0 giờ, những bước chân vội vã, tiếng í ới gọi nhau của dân “cửu vạn” chợ đầu mối Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã vang lên xua tan sương lạnh.
Những giọt mồ hôi lăn dài trên trán mấy chị bốc xếp thuê, đủ biết mức độ công việc nặng nhọc của họ. Những người phụ nữ ấy đang phải gồng mình mưu sinh, lấy đêm tối làm ngày.
Cuộc sống của bóng đêm
Chợ đầu mối Thủ Đức vào lúc 20h tối, khung cảnh xung quanh còn khá tĩnh lặng đối với một chợ “chuyên” về đêm. Dọc hai bên lề đường, những chiếc xe chở hàng đến sớm đang nghỉ ngơi sau chặng đường dài và được các bác tài “de, đậu” trật tự theo một hàng thẳng tắp.
Trong chợ rải rác khắp nơi, từng nhóm bốc xếp ngồi tụ họp “tán gẫu” với nhau về chuyện đời, chuyện nghề và đủ mọi thứ chuyện để giết thời gian, chờ đến giờ làm việc, thường bắt đầu từ 21 giờ 30. Và một số người lại tranh thủ “đánh một giấc” trên cái giường dã chiến là chiếc xe đẩy, mặc cho sương lạnh, muỗi chích.
Chúng tôi lân la đến bắt chuyện với một chị ngồi trên chiếc xe đẩy với hai càng bóng loáng nước “xi” do được bàn tay cầm nắm lâu ngày. Chị đang loay hoay lau chùi đôi ủng cao su của mình, sau phần chào hỏi, biết chúng tôi là phóng viên nên có lẽ câu chuyện đời, chuyện nghề của chị cũng dễ dàng bộc bạch.
Chị tên là Nguyễn Thị Thủy, quê ở Tiền Giang, chị làm bốc vác hàng khi mới 18 tuổi. Chị bùi ngùi kể lại: “Chẳng thể trả lời vì sao lại đến với nghề này nữa. Mà tôi chỉ biết rằng, nhà nghèo, kiếm tiền để sống và ngót nghét hơn 20 năm theo nghề này. Chồng tôi cũng là bốc xếp của hàng Đơn Dương”.
Hai vợ chồng làm nghề bốc xếp, nhà có 2 đứa con, đứa lớn 17 tuổi, đứa nhỏ 14 tuổi. Cả 2 con đều đang đi học, đối với chị việc lo cho con cái ăn học là quan trọng nhất. Chị Thủy tâm sự: “Có những lúc, cả 2 vợ chồng đều bệnh nhưng đứng trước áp lực tiền học, tiền trường của 2 đứa nhỏ và tiền ăn, tiền ở của gia đình, đành phải cố sức mà làm”.
Xe hàng đã về, chị Thủy chào chúng tôi để bắt đầu công việc bốc xếp của mình. Chị nhanh chân ùa vào nhóm người bốc xếp theo thứ tự mà cò (người ghi số lượng hàng bốc vào chợ) lần lượt đẩy hàng vào cho chủ.
Trong tổ bốc xếp của chị Thủy, cũng có mấy chị cùng trạc tuổi trung tuần như chị. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, có chị thì nặng gánh nuôi con 1 mình vì nhiều lý do khác nhau, có chị thì kín kẽ, im lặng không muốn nói về mình và chỉ cố làm tròn công việc nhưng chúng tôi nhận ra các chị đều có một nét tương đồng: Đối với các chị, đã từ lâu, đêm là cuộc sống của mình!
Nặng nhọc với nghề
Bước chân thoăn thoắt, nhanh nhẹn đằng sau là chiếc xe đẩy chồng chất hàng hóa với trọng lượng hơn 200kg, những công nhân bốc xếp ghì chặt đôi tay vào cần xe đẩy và kéo thật nhanh vào trong chợ. Mỗi đêm, mỗi công nhân bốc xếp kéo từ 8 đến 10 tấn hàng. Thật kỳ lạ, chị em phụ nữ ở đây làm việc chẳng thua kém gì những gã đàn ông khỏe mạnh.
Đêm chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối Thủ Đức, thật bất ngờ khi thấy có chị bụng mang dạ chửa mà vẫn kéo hàng như bao người khác. Nghề dạy nghề, trong cái nghề bốc xếp này, qua tìm hiểu của chúng tôi, không phải chỉ có sức khỏe mới có thể đẩy được một lượng hàng với trọng lượng lớn.
Chị Lâm Ngọc Hương, theo nghề này trên 20 năm kể: “Những ngày đầu tham gia đội bốc xếp không còn nhớ bao lần tôi bị xe đẩy hàng nhấc bổng người lên, chiếc tay cầm của xe đập vào mặt, vào ngực, gãy tay trong lúc làm việc. Đó là tai nạn thường xảy ra của những người làm nghề bốc xếp như chúng tôi. Khó khăn nhất đối với cánh phụ nữ là vì công việc quá nặng nhọc, một đêm phải di chuyển trên dưới 50 lần đẩy hàng nên về đến nhà cả thắt lưng bị đau nhức, người mệt mỏi. Vất vả nhưng vì cuộc sống miếng cơm, manh áo thì phải cố gắng để làm”.
Chồng chị trước đây cũng làm nghề bốc xếp, sau này đi theo xe tải nên thường xuyên vắng nhà. Chỉ còn lại chị và con gái ở trong căn nhà nhỏ tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cách chợ đầu mối Thủ Đức gần 30km. Có những đêm đi làm, nhìn thấy những gia đình đầm ấm, quây quần bên nhau mà lòng chị “quặn” lại.
Chị Hương tâm sự: “Tôi và chồng tôi đến với nhau cũng từ cái nghề này. Bây giờ chỉ còn mình tôi bám trụ lại, âu thì cũng là cái nghiệp rồi. Mỗi đêm trước khi đi làm, tôi gửi con gái sang nhà bà ngoại để yên tâm hơn”.
Tò mò, chúng tôi xin chị cho nâng thử xe đẩy, vừa cố sức nâng lên chưa kịp ghìm tay thì 2 cần xe đẩy đã bật tung lên cao do trọng lượng của hàng quá lớn. Suýt nữa 2 cánh tay bị bẻ ngược. Mấy công nhân bốc xếp được một trận cười nghiêng ngả.
2h sáng, trời lạnh, âm thanh vọng ra từ chợ đầu mối Thủ Đức vẫn sôi động, tiếng bước chân huỳnh huỵch, tiếng nói cười, la hét, những vựa trái cây sáng choang ánh đèn, tiếng gõ lốc cốc của người bán hủ tiếu mì, các xe hàng vẫn nhanh chóng ra, vào đề “xả” hàng xuống vựa.
Biết bao những mảnh đời bám víu vào ngôi chợ này để mưu sinh cho cuộc sống. Bên cạnh những công nhân bốc xếp “chính quy” của chợ còn có những công nhân bốc xếp tự do và còn có những mảnh đời khác bám chợ./.
"Năm 1994 tôi chỉ cần bán 1.000 quả cau là có thể mua được 5 chỉ vàng. Một vụ thu hoạch cau, tôi đã mua được ngôi nhà với giá trị là 10 cây vàng".
Những nàng dâu mới về nhà chồng chưa thạo mua sắm lại rơi vào năm lương thưởng kém nên để được đẹp mặt, được lòng… nhiều nàng dâu thời @ đã phải đau đầu tính toán. Đây là chủ đề được các nàng dâu trẻ bàn tán xôn xao trong dịp cận tết.
Thưởng tết bèo bọt, giá cả leo thang khiến các bà nội trợ đau đầu tính cách tiết kiệm chi tiêu tết. Săn hàng giảm giá, mua chung, mua tận gốc, về quê sắm tết, tự chế biến... là những chiêu mà bà nội trợ rỉ tai nhau để thu vén cho được một cái tết ấm cúng.
Họ từng có một thời chưa xa tiêu tiền như nước nhưng giờ đây họ đang méo mặt, học cách tiết kiệm cho những khoản chi không thể tiết kiệm hơn cho cái tết đang đến gần.
Khảo sát tiến hành với 50 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau cho thấy, gần một nửa không thưởng Tết cho nhân viên. Số còn lại chủ yếu chỉ trả tháng lương thứ 13 như quy định của Luật Lao động.
Dựa chủ trương khơi thông luồng thuỷ tại cửa biển Lộc An (huyện Đất Đỏ) của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT), công ty Phước Luân (Vũng Tàu) đã ào ạt vét cát tận thu đem bán. Trong số hàng chục phương tiện tập kết lấy cát ở đây có cả một bộ tàu (tàu cuốc và sà lan) quốc tịch Trung Quốc. Hậu quả, hai bên bờ, nhiều dự án du lịch bị sạt lở, hàng triệu USD của các doanh nghiệp bị đe doạ trôi sông.
Sáng 30.8, đoàn thanh tra sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại siêu thị Rosa (khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội). Tại quầy bán hoa quả, đoàn thanh tra phát hiện các loại quả dưa lê, dừa xiêm, sơri đều không ghi hạn sử dụng. Đặc biệt, quả sơri được đóng gói, nhưng bên trong nhiều quả đã giập nát, mốc trắng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Y tế cho biết: Ngày 25/8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 69 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), trong đó, miền Nam có 55 ca, miền Bắc 12 ca và miền Trung 2 ca. Như vậy, tính đến 17h ngày 25/8, cả nước đã ghi nhận 2142 trường hợp dương tính, 2 ca tử vong.
Hôm qua, bác sĩ Lê Bích Liên - Trưởng khoa Sốt Xuất huyết (SXH), Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết, Khoa đang điều trị nội trú cho 70 trẻ bị SXH, trong đó có 12 trẻ bị sốc SXH nặng do biến chứng suy hô hấp và trụy tim mạch.
Liên tiếp trong tháng 7 và tháng 8 năm 2009, người tiêu dùng Việt Nam phập phồng lo lắng trước hàng loạt thông tin xấu về chất lượng thịt gia súc và gia cầm nhập khẩu. Phần lớn các vấn đề của thịt nhập khẩu được phát hiện thuộc khâu phân phối và bảo quản trước khi tới tay người tiêu dùng ở Việt Nam. Trong khi đó, theo báo Kinh tế nông thôn trong năm qua, lượng thịt gia súc và gia cầm nhập không ngừng tăng và cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm chăn nuôi trong nước về mặt giá cả. Cũng theo bài báo này, hình thức chăn nuôi nông hộ, nuôi thả vườn hiện ít bị ảnh hưởng. Vậy đâu sẽ là hướng phát triển cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay để có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà: hiện đại hoá ngành chăn nuôi để tăng năng suất và giảm giá thành hay phát triển nhỏ lẻ với chi phí cao?
Hôm qua (29/8), TS. Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho biết trong ngày Việt Nam ghi nhận một kỷ lục mới về số người mắc cúm A/H1N1. Số bệnh nhân mắc mới trong ngày 29/8 lên tới 157 người, phá kỷ lục 118 người mắc mới trong ngày vừa xuất hiện trước đó một tuần.
Ngày 28/8, toàn bộ 1.167 học sinh của trường THPT Đạ Tẻh (Lâm Đồng) phải nghỉ học do ổ dịch cúm bùng phát mạnh. Lãnh đạo Sở GD - ĐT tỉnh này cho rằng nguyên nhân là trường chủ quan, lúng túng, phối hợp chậm với ngành Y tế.
Cách đây 100 năm (1909), có một người Việt Nam thuê lại ba chiếc tàu của một hãng tàu Pháp để mở hai tuyến đường sông Nam Định - Hà Nội và Nam Định - Vinh.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.