Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nửa thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành

Đường Trần Phú (TP Thanh Hóa).
  Thành lập đầu năm 1960, tiền thân là Ty Kiến trúc Thanh Hóa, đến nay ngành Xây dựng Thanh Hóa đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển.
 
Nửa thế kỷ đi qua, ngành Xây dựng đã chủ động vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn giữ vai trò của một ngành kinh tế - kỹ thuật  mũi nhọn, đã có những đóng góp to lớn trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Thời kỳ Ty Kiến trúc  Thanh Hóa (1961-1965), ngành  đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng cơ bản như mong muốn của Bác Hồ. Các lĩnh vực như thiết kế, thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đều vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập trung sản xuất, thu mua khối lượng lớn các mặt hàng VLXD phục vụ kịp thời cho nhiều công trình xây dựng trong tỉnh. Giai đoạn 1965-1975, ngành Kiến trúc vừa tăng cường sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân của ngành đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Nhà máy Điện Hàm Rồng. Thời kỳ này, công tác tổ chức, cán bộ của ngành được chú trọng củng cố. Đến năm 1965, lực lượng lao động toàn ngành đã có 1.500 người, trong đó có 5 người có trình độ đại học, 56 cán bộ trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ.
Giai đoạn 1966-1975, ngành Kiến trúc Thanh Hóa đã trực tiếp xây dựng nhiều công trình công nghiệp Trung ương, địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển. Với khối lượng lớn gạch, vôi, đá, ngành đã  sản xuất và thu mua  góp phần tích cực hoàn thành xây dựng các công trình phục vụ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh nhà.

Từ năm 1976-1985, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã tập trung khảo sát, thiết kế và thi công xây lắp hàng trăm công trình công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng bảo đảm chất lượng, kỹ thuật tốt; phát triển công nghiệp sản xuất VLXD và cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng; quản lý nhà đất, công trình đô thị; quy hoạch (QH), khảo sát, thiết kế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn này, đất nước gặp nhiều khó khăn, cán bộ, công nhân, viên chức (CB, CNVC) ngành Xây dựng đã tiên phong thực hiện nhiều phong trào như “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Thi đua tiết kiệm nhiên liệu, vật liệu”, “Thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi”,vv... để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng  quê hương, đất nước.

Trong 10 năm đổi mới đất nước (1986-1995), nhờ năng động, sáng tạo  CB, CNVC ngành Xây dựng đã vượt qua khó khăn, thử thách, thích nghi với nền kinh tế thị trường, tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của ngành. Thời kỳ mở đầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (1996-2000) ngành đã thực hiện khá tốt công tác quản lý QH xây dựng, thẩm tra dự toán công trình công nghiệp và dân dụng, quản  lý giá xây dựng, nhà và đất đô thị, ngành nghề xây dựng, kỹ thuật, chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm VLXD.

Từ năm 2000, ngành Xây dựng Thanh Hóa đã chuyển đổi mô hình hoạt động mới. Sau năm 2005, 100% doanh nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng trước đó đã cổ phần hóa. Từ đây, ngành tập trung vào các lĩnh vực quản  lý Nhà nước,  trong đó tập trung cho công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và xây dựng lực lượng; cải cách thủ tục hành chính,vv... để đáp ứng được yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nhờ đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng cho tổ chức, công dân thông qua bộ phận một cửa của Sở Xây dựng đã giảm gần 50% thời gian so với quy định của Nhà nước nên mọi công việc có liên quan, hồ sơ thủ tục thông qua sở đều được giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Từ năm 2000 đến nay, lực lượng làm công tác QH trên địa bàn tỉnh đã có bước trưởng thành cả về lượng và chất. Năng lực, trình độ của đội ngũ làm công tác QH đã được nâng cao, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng như QH khu đô thị, QH Khu Kinh tế Nghi Sơn, QH vùng (nam Thanh - bắc Nghệ),v.v... Ngành đã hoàn  thành QH mạng lưới đô thị trong toàn tỉnh, bao gồm 33 đô thị đã xếp loại, 1 thành phố, 2 thị xã; 30 đô thị (24 thị trấn huyện lỵ, 6 thị trấn công nghiệp, dịch vụ). Đã và đang  triển khai nhiều chương trình, QH chiến lược đến năm 2020 như QH tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa, QH phát triển hệ thống cấp, thoát nước toàn tỉnh,  QH phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh,  QH hệ thống đô thị và điểm dân cư tập trung dọc đường Hồ Chí Minh, QH quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa, chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hóa; một số QH vùng tỉnh và liên tỉnh; QH hệ thống đô  thị và điểm dân cư dọc tuyến vành đai biên giới. Ngành đã lập và trình duyệt nhiều đồ án QH chung xây dựng; đã lập và phê duyệt QH chi tiết xây dựng nhiều đô thị; QH Khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung; QH xây dựng điểm dân cư nông thôn,vv... Ngành Xây dựng còn chủ trì thẩm định các hồ sơ thiết kế, các dự toán, đồ án QH; thực hiện công tác cấp phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép thầu xây dựng; lập thiết kế mẫu nhà ở, trường học, trạm xá, nhà trẻ, trụ sở chính quyền xã, phường, nhà văn hóa thôn và khu dân cư,vv... Trong công tác quản lý chất lượng, ngành đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng từ ngành đến cơ sở, tăng cường hướng dẫn quy trình, quy phạm cho các tổ chức, cơ quan chuyên môn các cấp, chủ đầu tư, doanh nghiệp,v.v... để bản thân đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có năng lực, điều kiện tự kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình mình chịu trách nhiệm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các quy trình kỹ thuật thi công xây dựng công trình, nhất là công trình lớn, trọng điểm, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật cao, không để sự cố lớn xảy ra.

Công đoàn ngành Xây dựng đã thực hiện tốt chức năng động viên đoàn viên nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, xung kích trên các lĩnh vực công tác, đời sống và các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa văn nghệ - thể thao, đền ơn đáp nghĩa, công tác xã hội, nhân đạo, xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để toàn ngành khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với những đóng góp cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước, nhiều tập thể, cá nhân của ngành Xây dựng Thanh Hóa đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều phần thưởng cao quí. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống, ngành Xây dựng Thanh Hóa vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ngành Xây dựng Thanh Hóa đang đứng trước nhiều  cơ hội và thách thức mới. Ngành đã và đang tiếp tục rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng để loại bỏ những bất cập, chồng chéo, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, để phục vụ nhân dân một cách tốt hơn, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực và chất lượng công tác QH, quản lý QH, xây dựng, kiến trúc, xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh,v.v... Với kinh nghiệm và truyền thống tốt đẹp trong nửa thế kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành, tinh thần đoàn kết, chủ động  sáng tạo vượt khó khăn, với nghị lực, trí tuệ, tài năng và tâm huyết của đội ngũ CB, CNVC- lao động, ngành Xây dựng Thanh Hóa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đắc lực cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.

(Theo Trần Hòa - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa // Báo Thanh Hóa Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Khởi công tuyến đường kết nối vùng ven biển phía Đông Nam Hải Phòng
  • Mực nước báo động lũ trên các sông
  • Thêm chính sách cho quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ
  • Điều chỉnh giá hợp đồng khi có biến động về giá nhiên liệu, vật tư
  • Ưu đãi cho cán bộ y tế làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn
  • Năm 2012, Việt Nam sẽ có vệ tinh VINASAT-2
  • Sự đoàn kết, gắn bó các dân tộc là động lực phát triển đất nước
  • Để cung - cầu lao động phổ thông gặp nhau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi