Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để cung - cầu lao động phổ thông gặp nhau

Từ đầu năm đến nay, tình trạng khan hiếm lao động, nhất là lao động phổ thông xảy ra tại nhiều địa phương.

Cơn sốt khan hiếm lao động phổ thông đang lan tỏa ở khắp các địa phương - Ảnh minh họa

Khó tìm lao động

Nhiều doanh nghiệp (DN), nhà tuyển dụng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế… và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đều có chung nỗi lo tuyển không ra lao động. Nóng nhất là các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCN) ở TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ngãi...

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM vừa cho biết, thị trường lao động TP.HCM hiện rất sôi động với xu hướng tuyển dụng nhiều ngành nghề.

Theo ông Tuấn, sự thiếu hụt lao động và dịch chuyển lao động vẫn tiếp tục xảy ra, khả năng nguồn cung chỉ đáp ứng được từ 65%-75% tổng nhu cầu việc làm, đặc biệt vẫn thiếu hụt trên 50% lao động phổ thông, sơ cấp nghề.

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp tại ĐBSCL như ngồi trên đống lửa vì không tìm đâu ra công nhân. Ông Huỳnh Thanh Tân, phụ trách phòng nhân sự  Công ty TNHH Tỷ Xuân (KCN Hòa Phú, Vĩnh Long) than thở: “Công ty cần tuyển dụng 3.000 công nhân sản xuất giày da với mức lương từ 1,5 – 1,7 triệu đồng/tháng, nhưng từ sau tết đến giờ chỉ tuyển được 500 lao động”.

Tương tự, nhiều công ty tại KCN Hòa Phú và KCN Cổ Chiên (Vĩnh Long) có nhu cầu khoảng 7.000 lao động phổ thông nhưng không tìm đâu cho đủ.

Chưa nắm bắt được nhu cầu của người lao động

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động cho biết, trước đây, do thiếu việc làm, thu nhập ở các đô thị cao hơn nên dòng chảy lao động nhập cư chỉ có một hướng duy nhất đổ dồn về các TP lớn, nhất là ở phía Nam. Còn bây giờ ở phía Bắc, miền Trung, người lao động có thể tìm được việc làm tại chỗ hoặc các khu vực lân cận mà không cần xa nhà do nhiều KCN mới mọc ra, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã khởi động đi vào hoạt động.

Tại ĐBSCL, với những bước phát triển mới của nền kinh tế, người lao động có nhiều cách mưu sinh như làm ruộng, buôn bán… nên bức xúc việc làm không cao như các nơi khác.

Kết quả làm việc cuối năm 2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Liên đoàn Lao động các tỉnh phía Nam cho thấy, lương bình quân của người lao động chỉ từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng. Khi mức lương chưa tương xứng với công sức người lao động bỏ ra thì họ không mặn mà với công việc và doanh nghiệp không tuyển đủ là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp chỉ tuyển lao động theo thời vụ mà không ký hợp đồng nhằm né tránh các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… khiến người lao động lo ngại và không mặn mà với công việc.

Có thể thấy, các doanh nghiệp cần phải thay đổi nhận thức để thích nghi với môi trường lao động và xu thế phát triển của xã hội. Để mời gọi nhiều công nhân đến làm việc, các DN cần cải thiện chế độ lương, thưởng, hậu đãi nơi ăn, ở, vui chơi giải trí, du lịch… cho phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sự đoàn kết, gắn bó các dân tộc là động lực phát triển đất nước
  • Giải tỏa nỗi lo thiếu điện ngay trong tháng Năm!
  • Cầu xây xong "dài cổ" đợi đường
  • Mặt bằng bán lẻ đi xuống... hầm
  • Tăng 1.000 đồng/1 lít xăng để gây quỹ bảo trì đường bộ
  • Doanh nghiệp xanh... lên ngôi
  • Trợ cấp hàng tháng cho người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động
  • Doanh nghiệp mong thực thi quy định mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi