Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển taxi: Để thị trường tự điều chỉnh?

Tại TPHCM, taxi là phương tiện có khối lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) lớn thứ hai sau xe buýt. Để góp phần khắc phục tình trạng kẹt xe, theo quy định của Sở Giao thông - vận tải (GT-VT) TPHCM, đến ngày 1-6-2010, các DN taxi phải ngừng tăng thêm xe mới. Điều này đã gây phản ứng từ nhiều DN kinh doanh taxi

Lượng taxi đã quá tải so với diện tích mặt đường TPHCM. Ảnh: LÃ ANH

 Taxi tăng thiếu kiểm soát

Tại TPHCM hiện có 36 DN và HTX hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi với số xe có tem đăng ký lên tới 12.551 chiếc, vận chuyển bình quân 400.000 hành khách/ngày, chiếm 30% khối lượng VTHKCC. Các hãng taxi chiếm thị phần lớn là Mai Linh, Vinasun, Savico, Future taxi, Saigon Air… Mỗi hãng có từ vài trăm đến hàng ngàn chiếc và không ngừng tăng thêm về số lượng.

Ngoài ra, có khoảng 2.000-3.000 "taxi dù” hoạt động rầm rộ ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Theo số liệu từ Sở GT-VT TPHCM, số lượng xe taxi hiện có đã vượt 12,5% mức dự kiến của giai đoạn 2010-2015 và đạt 84% mức dự kiến của giai đoạn 2020.

Tuy nhiên, chỉ trong 4 tháng, từ tháng 10-2009 đến tháng 2-2010, số lượng taxi trên địa bàn TPHCM đã tăng lên 1.780 xe, bình quân mỗi tháng tăng hơn 400 xe. Dự kiến đến tháng 6-2010 số lượng taxi sẽ lên đến 15.000 xe, vượt quá xa so với số lượng xe theo quy hoạch. Điều này sẽ gây thêm ùn tắc giao thông, vì xe taxi hoạt động chủ yếu tại khu trung tâm và tần suất hoạt động cao gần như 24/24 giờ.

Các tài xế taxi cho biết khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm dừng không xa, thường từ 5-7km, chủ yếu chạy trong các quận trung tâm TP. số lượng taxi quá lớn so với quỹ đất ít ỏi dành cho giao thông, trong khi các điểm đỗ xe công cộng tại trung tâm TP chưa được quy hoạch, do vậy áp lực đang ngày một đè nặng lên các tuyến đường nội đô.

Chính vì những hệ lụy này, Sở GT-VT đã giao Trung tâm Quản lý và điều hành VTHKCC thông báo kể từ ngày 1-6-2010, Sở GT-VT áp dụng biện pháp chỉ cho các DN, HTX taxi thay thế 1 xe cũ bằng 1 xe mới, ngừng tăng thêm xe taxi cho đến khi có quy định mới của UBND TP.

DN taxi phản ứng

Ông Tạ Quang Hỷ, Tổng thư ký Hiệp hội Taxi TPHCM, cho rằng việc cấm phát triển taxi trước hết sẽ gây thiệt thòi cho các DN nhỏ. Đối với một số DN nhỏ và vừa, có thể năm nay họ chưa đầu tư được, nhưng về lâu dài họ sẽ tăng vốn mua xe để cạnh tranh. Vì nguyên tắc đầu tư là đầu tư lâu dài với năng lực tài chính và chiến lược kinh doanh cụ thể.

Mặt khác, các công ty kinh doanh dịch vụ taxi khi ký hợp đồng mua xe của các hãng ô tô nước ngoài không phải 1-2 chiếc, mà đơn đặt hàng thường lên đến vài trăm chiếc, có trị giá rất lớn.

Theo đó, kế hoạch giao xe cho các công ty kinh doanh taxi sẽ được tiến hành dần dần, mỗi đợt thường vài chục chiếc cho đến khi đủ số lượng. Vì vậy, hiệp hội đã kiến nghị Sở GT-VT nên xem xét, điều chỉnh phù hợp, công nhận những hợp đồng mua xe taxi trước ngày 1-6-2010 là những đầu xe của đơn vị.

Theo ông Trương Quang Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT - Tổng giám đốc khối vận tải Tập đoàn Mai Linh: “Sở GT-VT nên có những hướng mở, tạo điều kiện cho DN. Với những hợp đồng đăng ký mua phương tiện, nếu không được giải quyết, chắc chắn sẽ gây tổn thất kinh tế cho các DN taxi nói chung và Mai Linh nói riêng”.

Trong khi các tập đoàn vận tải như Mai Linh, Vinasun có số lượng đầu xe 2.000-3.000 chiếc, đang ở thế thượng phong do số lượng đầu xe khổng lồ, nhiều công ty kinh doanh taxi sinh sau đẻ muộn như Hoàng Long, Future Star… chỉ dừng lại ở con số vài trăm chiếc. Chính vì vậy, các DN taxi có quy mô nhỏ cho rằng sẽ thiếu cạnh tranh khi họ không được phép tăng thêm xe mới trong khi nền kinh tế đang hồi phục và DN hội đủ điều kiện để mở rộng quy mô, vị thế.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Taxi TPHCM về nhu cầu đi lại tại TP, hiện nay số lượng xe taxi chỉ chiếm tỷ lệ 2,5% so với xe cơ giới và các loại ô tô khác, chưa đáp ứng nhu cầu VTHKCC của một TP gần 10 triệu dân. Nếu ngừng phát triển sẽø tạo điều kiện cho xe cá nhân, "taxi dù" phát triển.

Với quan điểm này Hiệp hội Taxi TPHCM đã đề nghị nên để cho cơ chế thị trường tự điều chỉnh việc phát triển xe taxi. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng quan điểm này bỏ qua thực trạng số lượng xe taxi đã quá tải so với diện tích mặt đường.

(Theo Minh Tuấn // SGGP online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Lãng phí điện quá lớn
  • Bài toán chi trả thu nhập cho thầy thuốc giỏi
  • Tình hình cung cấp điện sẽ được cải thiện từ 20/6
  • Miễn phí vaccine "5 trong 1" phòng bệnh cho trẻ em
  • Bảo tồn, tôn tạo Phố Hiến
  • Phát động chương trình Khởi nghiệp khu vực miền Trung-Tây Nguyên
  • Giúp người khuyết tật chủ động hòa nhập cộng đồng
  • Lương công nhân Việt Nam thấp sát đáy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi