Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phí chồng lên phí

Bộ GTVT đã đề xuất phương án thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng. Mức đề xuất thu là 1.000 đ/lít. Với xe chạy dầu diesel, sẽ phải lắp thêm thiết bị tính phí (chưa biết giá thiết bị là bao nhiêu) theo km lưu hành. Như vậy, với lượng xăng tiêu thụ trong cả nước năm 2009 là 2,971 tỉ lít, thì sẽ thu được 2.971 tỉ đồng tiền phí bảo trì đường bộ.

Trong khi đó, với 60 trạm thu phí dọc đường quốc lộ, thì chỉ có thể dừng 24 trạm thu nộp ngân sách, còn với 24 trạm thu theo hình thức BOT thì vẫn tiếp tục… thu, để hoàn vốn đầu tư. Nghĩa là, người có xe ô tô các loại lưu hành sẽ phải vừa đóng phí theo giá xăng, vừa tiếp tục nộp phí khi qua trạm. Hai khoản thu chồng lên nhau.

Chưa hết. Với những người mua xăng không phải để chạy xe, nhất là nông dân mua xăng để chạy máy bơm nước chẳng hạn, thì quy định sẽ “hoàn tiền mua xăng” cho họ nghe rất giống với quy định “hoàn thuế thu nhập cá nhân” mà người trong diện hoàn thuế chẳng bao giờ nhận được tiền hoàn, vì phải qua những… 14 con dấu với bao chặng đường thủ tục nhiêu khê.

Nghĩa là, các cơ quan thu phí sẽ luôn nắm đằng chuôi, còn nhân dân thì nắm đằng… lưỡi. Không có khoản phí 1.000 đ/lít xăng, thì người dân, nhất là nông dân, hiện đã phải chịu hàng mấy chục loại phí khác nhau. Phí chồng lên phí, và nói theo dân gian, thì “đều là… phí cả”. Nhưng tiền dân phải nộp là “tiền tươi thóc thật”, không thể khác.

Với tất cả những khoản đóng góp hợp lý và vô lý ấy cho việc bảo trì đường bộ, thì câu hỏi mà người dân nêu ra là: đường bộ đã và sẽ được “bảo trì” tới đâu?

Chỉ đơn cử đường quốc lộ số 1, giới hạn trong đoạn từ Quảng Ngãi tới Đà Nẵng, thì hiện tại (và đã tồn tại hàng chục năm nay) có ít nhất là 4 cây cầu đang được làm lại (hoặc có ý định làm lại) nhưng chẳng biết bao giờ mới xong. Có vài cây cầu chỉ dài mấy chục mét, nhưng làm hàng dăm bảy năm vẫn chưa xong. Trong khi đó, những trạm thu phí dọc đường thì mỗi năm lại mọc thêm lên, trạm nào cũng “thu đủ” nhưng chi như thế nào thì chẳng ai biết. Với những cây cầu đang làm nham nhở, và những đoạn đường ổ gà ổ trâu, thì chỉ một ách tắc nhỏ đã kéo theo những dòng xe nối đuôi nhau chờ đợi, và quốc lộ 1 có thể bị tắc trong nhiều giờ.

Với 60 trạm thu phí dọc đường, không thể nói là không thu được kinh phí bảo trì đường bộ ngoài tiền ngân sách. Bây giờ, với mỗi năm gần ba nghìn tỉ đồng thu qua xăng, có thể cũng từng ấy tiền thu qua xe chạy dầu diesel, rồi cộng thêm mấy chục trạm thu phí BOT vẫn tồn tại chưa biết tới bao giờ, thì số tiền người dân phải góp cho việc tu sửa bảo trì đường bộ là không hề nhỏ.

Người dân không từ chối đóng các khoản lệ phí, nếu nó hợp lý và mang lại hiệu quả cho cộng đồng. Nhưng ngược lại, sẽ là gánh nặng vô lối nếu cứ dồn mọi khoản phí, cả hợp lý và bất hợp lý lên đầu người dân.

(Thanh niên)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sản phẩm hữu ích từ rác
  • Có phụ cấp cho cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ
  • Đốt hầm Thủ Thiêm cuối cùng đã về vị trí lắp đặt an toàn
  • Đóng điện máy 2 Trạm biến áp GIS đầu tiên ở VN
  • Phát triển taxi: Để thị trường tự điều chỉnh?
  • Lãng phí điện quá lớn
  • Bài toán chi trả thu nhập cho thầy thuốc giỏi
  • Tình hình cung cấp điện sẽ được cải thiện từ 20/6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi