Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phòng chống cúm A/H1N1: Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

 
Nhân viên trong tòa nhà Viglacera đeo khẩu trang - Ảnh: H.H.

Hiệu quả của việc phòng chống cúm A/H1N1 trong doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào ý thức người lao động.

Đó là khuyến cáo của ông Nguyễn Anh Thơ, Phó phòng Quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xung quanh việc phòng chống cúm A/H1N1 trong các doanh nghiệp.

Ông Thơ nói:

- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đã có tài liệu hướng dẫn cách phòng, chống cúm. Tuy nhiên, chúng tôi đề cao vai trò của người lao động trong việc này, bởi doanh nghiệp thì “mênh mông” vậy, nếu lao động không tự giác cũng khó mà kiểm soát được.

Bị bất cứ cúm gì cũng phải nghỉ làm

Ông đánh giá như thế nào về nhận thức của các chủ sử dụng lao động trong  khi dịch cúm đã chính thức “tấn công” doanh nghiệp như hiện nay?

Môi trường doanh nghiệp là môi trường dễ lây lan dịch bệnh nhất, bởi có nhiều đối tượng lao động khác nhau, khó kiểm soát. Đặc biệt là tại khu vực phòng kín, có điều hòa... Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đã đưa ra khuyến cáo: mức độ lây nhiễm ở các tòa nhà cao tầng sẽ cao và mạnh hơn so với các khu vực khác.

Thế nhưng, một thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp không muốn lao động nghỉ làm, sợ ảnh hưởng đến năng suất, tiến độ công việc. Vì thế, khi lao động báo bị cảm cúm, xin nghỉ thì tỏ ra nghi ngờ.

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc động viên người bị cảm cúm rằng, "thôi anh ốm thì anh cứ ở nhà nghỉ ngơi, đừng đến cơ quan mà lây cho người khác". Nhưng cái đó cũng chỉ là nói miệng giữa đồng nghiệp với nhau hay giữa lãnh đạo với nhân viên chứ chưa có bất kỳ một quy định nào bằng văn bản về vấn đề này.

Theo tôi, nếu lao động có những triệu chứng cúm, cho dù chỉ là cúm thông thường thôi cũng nên khuyến khích, động viên họ nghỉ làm để tránh ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Các doanh nghiệp cũng cần có văn bản quy định rõ, người bị cúm, dù là cúm thông thường, thì buộc phải làm việc ở nhà nhưng vẫn được hưởng lương.

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang chỉ đạo Phòng Chính sách bảo hộ lao động nghiên cứu chính sách tiền lương và các chế độ cho người bị cúm. Riêng với người bị cúm A/H1N1, Chính phủ đã có quy định rõ về các chế độ trợ cấp viện phí, vận chuyển…

Có nên đưa phòng chống cúm trong doanh nghiệp làm công tác trọng tâm trong thời điểm này không, thưa ông?

Nên chứ. Bởi thực tế cho thấy, nhiều lao động và doanh nghiệp hiện vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Cách đây hai tuần, chúng tôi có tổ chức một cuộc hội thảo và đưa ra cảnh báo về dịch cúm có khả năng lan rộng và ảnh hưởng đến nguồn lực lao động như thế nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến thủy sản…. Chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp, nhưng gần như không có doanh nghiệp nào thực hiện.

Hiện nay, cúm A/H1N1 mới chỉ vào trường học và các khu văn phòng, đây là môi trường còn có khả năng cách ly. Nếu dịch mà “nhảy” vào khu vực sản xuất thì rất khó cách ly. Ngoài ra chưa kể đến hậu quả là các đơn hàng bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Với người lao động cũng thế, nhiều người có thể có triệu chứng cúm, nhưng lại không chịu đi khám. Có nhiều người nghỉ ốm, nhưng nằm ở nhà buồn quá lại đi chơi, vào các trung tâm thương  mại, hay đi thăm người thân...

Nói chung, cả lao động và doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức cao trong việc phòng chống cúm. Họ thường đặt mình vào hoàn cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”.

Thời dịch cúm, nên đi cầu thang bộ

Được biết, ông đã có chuyến tập huấn  tại Thái Lan của ILO về phòng chống cúm ở người, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm với doanh nghiệp và người lao động?

Theo các chuyên gia cao cấp về an toàn vệ sinh lao động của ILO, để phòng ngừa đại dịch cúm ở người tại nơi làm việc, cần phải xây dựng được 5 nguyên tắc cơ bản.

Đó là thu thập và chia sẻ thông tin về đại dịch cúm, xây dựng kế hoạch phòng ngừa, cần có ý thức rèn luyện các thói quen vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tiếp xúc giữa người với người. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần có hỗ trợ đối với người lao động nhiễm cúm phải nghỉ dưỡng tại nhà.

Cụ thể hơn, cả doanh nghiệp và người lao động cần phải xây dựng và thực hiện được một số nguyên tắc như: giữ khoảng cách ít nhất 1,5 m giữa các vị trí làm việc, tăng cường sử dụng cầu thang và đường đi một chiều, phân công người lao động làm việc tại nhà nếu công việc có thể thực hiện được tại nhà, tổ chức hội họp qua điện thoại hoặc Internet thay vì hội họp trực tiếp .

Thậm chí có một vài thói quen tưởng rất nhỏ nhưng lại có tác dụng trong việc phòng chống cúm như: dùng khăn che mũi hoặc miệng khi ho, hắt hơi... sẽ làm giảm phát tán vi khuẩn….
 
Nhưng, một số tiêu chuẩn phòng chống cúm mà ILO đưa ra rất khó thực hiện tại Việt Nam, như sử dụng cầu thang một chiều, ngồi cách nhau 1,5 m…, thưa ông?

Thực ra môi trường lao động nhiều nước tiên tiến hơn chúng ta, song theo tôi cũng không đến nỗi khó khăn quá để thực hiện những điều đó. Trong thời có dịch thì đành phải chịu khó.

Hiện nay, phần lớn các công sở đều có nhiều cầu thang lên xuống, nhiều cầu thang bộ dùng để thoát hiểm, nên chúng ta có thể tận dụng và quy định bên này là lối lên, bên kia là lối xuống. Đi cầu thang bộ nguy cơ lây nhiễm cúm sẽ thấp hơn. Vì ngoài môi trường thông thoáng hơn cầu thang máy thì đi cầu thang bộ cũng sẽ ít phải tiếp xúc với nhiều người cùng một lúc, trong một không gian chật hẹp.

(Theo Quỳnh Lam-Anh Quân // VnEconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Phòng chống cúm A/H1N1: Doanh nghiệp đừng chờ ngành y đến “gõ cửa”
  • Ở lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ: Nước đến chân, dân chưa được nhảy
  • Cơ hội cho 6 tháng cuối năm
  • Đủ trò lừa đảo về “đục khoét” làng quê
  • Cấm bán nông sản thực phẩm vỉa hè - Không đủ điểm bán đúng chuẩn
  • Thông tin thịt bẩn đẩy giá thực phẩm trong nước tăng mạnh
  • “Bát man” hải quan
  • Gà đông lạnh tấn công chợ bình dân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi