Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương án chi tiết đảm bảo trật tự giao thông dịp Đại lễ

Ngày 20/8, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đưa ra phương án chi tiết đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho các sự kiện quan trọng trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Giải pháp tổ chức giao thông phục vụ Đại lễ kỷ niệm đã được xây dựng chi tiết - Ảnh: Flickr

Tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 20/9, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, giải pháp tổ chức giao thông phục vụ Đại lễ kỷ niệm đã được xây dựng chi tiết.

Thiết lập vành đai bảo vệ cho 3 sự kiện lớn

Lễ khai mạc diễn ra tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ sẽ được thiết lập vành đai bảo vệ, phân luồng tổ chức giao thông ở các tuyến phố Bà Triệu – Lý Thường Kiệt – Ngô Quyền – Tràng Tiền – Tông Đản – Lò Sũ – Đinh Tiên Hoàng.

15 chốt trực, phân luồng giao thông tại các khu vực lân cận cũng sẽ được bố trí.

Xe đạp, xe máy của người dân tham dự Lễ khai mạc được trông giữ tại vỉa hè các tuyến phố Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Hàng Vôi, Lò Sũ, Hàng Bông, Hàng Trống, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Phụng Hiểu; xe ôtô được gửi tại các tuyến phố Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nguyên Hãn, Lê Phụng Hiểu.

Phương án đảm bảo giao thông cho Lễ diễu binh, diễu hành được đặc biệt quan tâm.

Vành đai bảo vệ sẽ được thiết lập ở các tuyến phố: Yên Phụ - Âu Cơ – Lạc Long Quân – Bưởi – Láng – Trường Chinh – Đại La – Minh Khai – đê Nguyễn Khoái – Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật.

Các chốt trực được bố trí theo 5 tiểu khu. Các chốt này sẽ cấm các phương tiện lưu thông, trừ các xe có biển hiệu theo quy định của ban tổ chức; đảm bảo trật tự hai bên đường diễu binh, diễu hành, không để quần chúng đứng tràn ra vỉa hè gây ách tắc.

Các phương tiện giao thông sẽ bị cấm lưu hành từ 20h ngày 9/10 đến 23h ngày 10/10 tại các đường Hàng Đậu, Hàng Than, Cửa Bắc, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn, Cửa Nam, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Quảng trường Cách mạng Tháng 8, Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Trần Phú.

Lễ bế mạc dự kiến sẽ có khoảng 40.000 người tham dự. Vành đai bảo vệ sẽ gồm các tuyến Cầu Diễn – Hồ Tùng Mậu – Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến – Láng Hòa Lạc – đường 70 (đoạn xã Tây Mỗ - ngã tư Nhổn).

Các tuyến Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Bưởi, Láng, Quốc lộ 6, đường 70, Tây Tựu sẽ cấm các loại xe tải, xe khách hoạt động từ 18h – 23h ngày 10/10.

Cấm nhiều loại xe từ 28/9 – 11/10

Trong các ngày từ 28/9 – 11/10, các loại xe tải, xe container, xe chở các loại vật liệu xây dựng, xe có kiểu dáng xe tải sẽ bị cấm hoạt động trên các tuyến đường từ vàng đai III trở vào khu vực trung tâm TP Hà Nội gồm Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông), Phùng Hưng (Hà Đông), Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Hồi, Pháp Vân, đường dẫn và cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Văn Cừ, Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ.

Phân luồng từ xa cho các phương tiện trên lưu hành theo hướng Bắc – Nam và ngược lại trên các tuyến đường qua cầu Yên Lệnh và cầu Trung Hà, lưu hành theo hướng Đông – Tây và ngược lại trên các tuyến đường liên tỉnh.

Trong các ngày 7/10 (ngày tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành) và ngày 10/10 không cho các phương tiện ôtô từ 24 chỗ trở lên lưu thông trên các tuyến phố của vành đai II và từ vành đai III trở vào.

Bố trí 8 điểm đỗ xe lớn

Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã khảo sát và đề nghị UBND TP trưng dụng 8 điểm làm nơi đỗ xe để hạn chế các phương tiện vào khu vực nội thành, với tổng diện tích 87.500 m2, sức chứa khoảng 3.370 xe.

8 điểm này bao gồm bến Gia Thụy (Long Biên), gầm cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng), bến Mỹ Đình 1, 2 (Từ Liêm), bến Kim Ngưu (Hoàng Mai), bến Hải Bối (Đông Anh), đường bao ngoài Công viên Yên Sở (Hoàng Mai), đường Hồng Hà (Ba Đình), bãi xe Dịch Vọng (Cầu Giấy).

Sở Giao thông vận tải cũng đề xuất, để được đi lại bình thường, nhân dân có hộ khẩu thường trú thuộc khu vực bảo vệ phải mang giấy chứng minh thư nhân dân; cán bộ, công nhân viên có trụ sở làm việc tại cơ quan thuộc khu vực bảo vệ phải có giấy tờ tùy thân hoặc thẻ của cơ quan.

(Theo  // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cần chuẩn bị tốt nhất cho Đại lễ
  • Phát động đợt tuyên truyền trẻ em đội mũ bảo hiểm
  • Lễ hội “Làng nghề, Phố nghề Thăng Long- Hà Nội” từ 16-21/9
  • Tiêm phòng sởi cho 7,5 triệu trẻ em
  • Tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
  • Hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch tai xanh
  • Bài học quý của Xô-viết Nghệ Tĩnh
  • Văn hóa sau vô-lăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi