Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao vỉa hè?

Chị Nguyễn Thị Hoa, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đi xe đạp bán bóng bay trước cổng  Vườn thú Hà Nội. Cơn gió thổi mạnh khiến chiếc xe bóng bay của chị liêu xiêu.

Chị cố sức giữ chặt xe bóng rồi bảo: Nghề bán bóng bay này sợ nhất là gió. Có lúc gió như nhấc bổng cả xe lẫn người lên khỏi mặt đường. Bóng bay thì lúc nào cũng muốn bay lên, còn đời tôi thì cứ sà sà dưới mặt đất vậy thôi.

Bóng bay thì lúc nào cũng muốn bay lên, đời tôi thì cứ sà sà mặt đất”

Đời chị thế nào mà chị bảo “cứ sà sà mặt đất”?

Nỗi khổ của đời tôi kể cả ngày cũng không hết được. Ruộng đất của gia đình tôi ở huyện  Hưng Hà, Thái Bình bị thu để làm khu công nghiệp. Mất đất, chúng tôi dắt nhau lên tỉnh Điện Biên xin đất trồng rừng. Rừng vừa lên, sắp thu hoạch thì bị cháy, đất cũng bị lấy để khai thác khoáng sản. Chồng lại bỏ đi, một mình tôi nuôi 3 đứa con dại.

Không nhà, không đất, không rừng nữa, tôi phải xuống Hà Nội ngủ vỉa hè, còn mấy chục nghìn đồng cuối cùng dành để mua bánh rán đi bán rong. Sắp đến mùa hè, không ai ăn bánh rán nữa nên tôi chuyển sang nghề bán bóng bay.

Chị đi bán hàng rong vào những khu phố trung tâm có bị đuổi không?

Bị đuổi nhiều đến mức thành phản xạ rồi, thấy bóng công an, dân phòng là chạy tuốt. Hồi còn bán bánh rán, sợ bị tịch thu hàng, tôi cắm đầu chạy, bị vấp ngã, chân tê buốt cứ nằm bất động cả tiếng ở ngay Bờ Hồ, mà không có ai đến hỏi thăm hay nâng đỡ tôi dậy. Tôi tủi cực quen rồi, nhưng hôm đó tôi đã oà khóc.

Tôi nghe nói Thủ đô nhiều người tốt lắm, vậy mà tôi bị đuổi, tôi ngã không ai quan tâm. Tôi đi bán hàng chính đáng, có làm gì sai trái đâu mà đuổi? Chẳng lẽ những người chúng tôi làm mất mỹ quan đô thị hay cản trở giao thông đến mức phải phải đuổi như đuổi hủi?

Những quán bia hơi, những quán hàng ăn uống, lấn chiếm vỉa hè, cho gửi xe ngay phần đường cho người đi bộ, sao công an không dẹp, không đuổi? Đó mới thực là lấn chiếm vỉa hè, làm mất mỹ quan đô thị.

Tôi đem thắc mắc này nói với mấy người thì họ bảo tôi: “Dễ hiểu thế mà không chịu hiểu à”. Tôi chịu, đến giờ tôi cũng chưa hiểu tại sao những quán hàng lấn chiếm vỉa hè lại không bị dẹp? Chú có hiểu vì sao thì nói cho tôi biết với?

Sao chị lại bán toàn bóng bay Trung Quốc mà không bán bóng bay Việt Nam?

Bóng bay Trung Quốc rẻ, bền, đẹp, mẫu mã lại thay đổi theo thời tiết. Bóng bay Việt Nam xấu, dễ vỡ, không dỗ được trẻ con. Nghề nào cũng có chuyên môn, chuyên môn của tôi trong nghề bán bóng bay là dỗ trẻ con, trẻ con thích thì mới đòi bố mẹ mua.

Chị  đang đội  mũ tai bèo, chị từng là bộ đội à?

Không, mũ này tôi đội vào cho đỡ nắng, đỡ nóng, đỡ rát da. Chiếc mũ như người thân duy nhất có thể chia sẻ với tôi  những lúc nóng lạnh ở Hà Nội này.

(Theo Phùng Nguyên // Tienphong Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tăng số trạm y tế ven quốc lộ để giảm tử vong do TNGT
  • Hàng Việt đã gần gũi người tiêu dùng Sóc Trăng
  • Cùng 'giải cứu' bán đảo Sơn Trà
  • Ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam bằng tiền ngân sách
  • Gắn kết các kênh bán lẻ để vươn ra thị trường thế giới
  • Nhạc sĩ Hà Dũng lại muốn bay
  • Dành sự chăm lo tốt nhất cho trẻ em
  • Tôn vinh giá trị thủy sản Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi