Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gắn kết các kênh bán lẻ để vươn ra thị trường thế giới

Theo ông John Hey, trái cây Việt Nam sẽ thâm nhập được thị trường châu Âu và Mỹ nếu xây dựng được hệ thống phân phối đến các nước này. Ảnh: Ngọc Hùng

Trái cây Việt Nam cần gắn kết với các kênh phân phối bán lẻ khu vực và xem đó là một phương tiện để xâm nhập thị trường toàn cầu. Đó là ý kiến của ông John Hey, Tổng biên tập tạp chí Trái cây châu Á tại hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế", ngày 20-4, tại Tiền Giang.

“Theo tôi, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cần liên kết với các nhà cung cấp tại các thị trường nhằm tận dụng hệ thống phân phối của họ để đưa trái cây Việt Nam đến tay người tiêu dùng nhanh nhất có thể”, ông John Hey cho biết.

Ông cũng gợi ý các nhà xuất khẩu trái cây nên thông qua thương vụ Việt Nam tại các nước thuộc châu Âu, Mỹ để xây dựng hệ thống vận chuyển trái cây hiệu quả và chủ động đến từng điểm bán lẻ. "Trái cây Việt Nam muốn cạnh tranh được với trái cây Thái Lan hay Trung Quốc tại thị trường châu Âu và Mỹ thì phải cung cấp được số lượng lớn và liên tục hơn," ông nói.

Hiện Việt Nam có khả năng sản xuất được một số trái cây cho trái quanh năm, như thanh long, bưởi và những trái cây đặc sản nhiệt đới như xoài, nhãn, măng cụt, cam, chuối. Đây là lợi thế rất lớn mà Việt Nam cần tận dụng để đưa trái cây sang các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.

Hằng năm, Mỹ nhập khẩu hơn 10.000 tấn trái cây nhiệt đới các loại. Song, phía Mỹ lại đòi hỏi rất cao về khâu kiểm dịch thực vật, bắt buộc phải chiếu xạ nên chi phí rất cao. “Những yêu cầu kỹ thuật này sẽ được giải quyết khi trái cây Việt Nam đạt GlobalGap. Hiện Việt Nam đã có nhà máy chiếu xạ nên việc xâm nhập thị trường Mỹ sẽ dễ dàng hơn trong thời gian tới”, ông cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trái cây Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu chủ yếu là mảng cầu, sapoche, chuối, chôm chôm, đu đủ vào khoảng 200 tấn/năm. Còn đối với thị trường Mỹ chủ yếu là thanh long với số lượng chưa đến 700 tấn/năm.

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nhạc sĩ Hà Dũng lại muốn bay
  • Dành sự chăm lo tốt nhất cho trẻ em
  • Tôn vinh giá trị thủy sản Việt Nam
  • Lễ kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có quy mô cấp quốc gia
  • Nhốn nháo... taxi Hà Nội
  • Kêu trời vì cúp điện
  • Chương trình quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
  • Cầu Hàm Luông: Tạo diện mạo mới cho Bến Tre
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi