Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức của chặng đường phát triển mới

Đại hội Đảng lần thứ XI đã kết thúc. Ban lãnh đạo mới đã được bầu ra. Một chặng đường phát triển mới bắt đầu với những thách thức to lớn mà Đại hội đã xác định, đi đôi với những nhiệm vụ nặng nề mà Đại hội đã đặt ra: đó là tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, coi tăng trưởng bền vững là yêu cầu xuyên suốt quá trình phát triển; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng.

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển này, Đại hội cũng xác định ba khâu đột phá: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Rõ ràng, nhiệm vụ đặt ra là không hề dễ dàng nếu nhìn lại chặng đường phát triển đã qua, khi thành tựu tăng trưởng lại đi kèm với những vấn nạn về bất ổn vĩ mô, hủy hoại môi trường, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng phản ánh qua chỉ số GINI ngày càng cao; hội nhập kinh tế, bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước khi cơ cấu kinh tế không kịp chuyển đổi qua mô hình mới mà vẫn phát triển theo mô hình cũ, dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, trong khi năng suất lao động thấp do công nghệ lạc hậu, tay nghề lao động, kỹ năng quản lý kém vì nền giáo dục đào tạo lạc hậu; đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng nhưng hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng kém do phân tán, lãng phí, tham nhũng...

Làm gì để giải quyết thành công những thách thức to lớn đó, hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề, có thể nói là mang tính lịch sử nếu xem 25 năm đổi mới vừa qua là giai đoạn đổi mới đầu tiên chủ yếu mang tính chất giải phóng sức sản xuất bị kìm hãm và giai đoạn đổi mới tiếp theo đang mở ra chính là giai đoạn phải tìm cho ra động lực phát triển mới? Giải pháp thiết tưởng cũng đã nằm ngay trong quan điểm phát triển mà chiến lược 2011-2020 đã xác định, đó là phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

Có làm như vậy mới huy động được toàn bộ nguồn lực tinh thần, trí tuệ và nguồn lực vật chất trong dân cho công cuộc phát triển. Muốn vậy phải mở rộng, phát huy dân chủ - đó cũng lại là một quan điểm phát triển của chiến lược 2011-2020.

Đó thật ra cũng chính là bài học của giai đoạn đổi mới đầu tiên, cũng như của ngọn nguồn đổi mới khi dân được xác định là gốc. Không bộ máy nào, dù giỏi giang đến đâu, có thể thành công nếu không “lấy dân làm gốc”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nhà ở xã hội "nhộn nhịp" khắp cả nước
  • Nhà đất công bị “ế”
  • Điều gì đang đón đợi trong năm Tân Mão?
  • Lạnh bất thường, mai tết ngủ đông
  • Bảo đảm y tế dịp Tết Nguyên đán 2011
  • Tăng cường các biện pháp chống rét cho gia súc và cây trồng
  • Rau Tết không thiếu nhưng giá tăng
  • Nguy hiểm mưu sinh ngày giáp Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi