Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín hiệu lạc quan về “sức khoẻ” của nền kinh tế

Có thể coi 8,07 điểm mà Chỉ số VN – Index vừa giành được trong phiên giao dịch áp chót ngày cuối tuần (thứ Năm, 13/8) là một trong những điểm số quan trọng và ý nghĩa nhất đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong suốt 2 tháng qua, bởi nó đã giúp chỉ số chứng khoán tái lập mốc tâm lý 500 điểm đang rất được chờ đợi.

Chốt phiên giao dịch ngày 13/8, Chỉ số VN – Index đạt 505,23 điểm, tăng 1,62% so với phiên trước đó. Trong phiên giao dịch ngày 12/8, Chỉ số VN – Index đã có lúc vượt lên mốc 500 điểm, nhưng sau đợt giằng co, đành kết thúc phiên ở mức 497,16 điểm.

Điểm đáng chú ý là cùng thời điểm VN- Index vượt mốc 500 điểm, dòng tiền dường như đang trở lại với các cổ phiếu hàng “đại gia”. Điển hình như mã HAG của Hoàng Anh Gia Lai sau rất nhiều phiên chỉ quanh quẩn ở mức 74.000 – 75.000 đồng/cổ phiếu, đã đột ngột tăng mạnh lên 79.000 đồng/cổ phiếu; FPT tăng lên 81.000 đồng/cổ phiếu; SSI tăng lên 71.000 đồng/cổ phiếu hay STB tăng thêm 700 đồng, đạt 37.900 đồng/cổ phiếu...

Đây không đơn thuần là việc nhiều nhà đầu tư, sau thời gian dài xao nhãng, nay quay lại với cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, mà đó còn là tín hiệu cho thấy họ đã tái lập niềm tin với những lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế. Nó cũng cho thấy, việc TTCK tái chinh phục mốc 500 điểm không phải là kết quả đạt được một sớm một chiều, mà dường như là tác động tổng thể của nhiều yếu tố.

Cụ thể là, sau những động thái mạnh mẽ của cơ quan quản lý, thị trường tiền tệ đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại khi doanh nghiệp đã bắt đầu tăng bán USD cho các ngân hàng (ngày 10/8, các ngân hàng đã mua ròng 71 triệu USD). Chưa dừng ở đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ký ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở). 

Theo đó, ngân hàng thương mại được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn (tỷ lệ này đối với các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 30%; với Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương là 20%). Việc hạn chế tình trạng “bóc ngắn, cắn dài” trong sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng này sẽ giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hơn, đáp ứng tốt và chính xác hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động VND đang khá ổn định và chưa có gì đáng ngại khi việc tăng lãi suất chỉ xảy ra ở một số ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình và nhỏ, còn lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại lớn hầu như không thay đổi. Trong một diễn biến khác, hai tháng gần đây, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam cũng tăng ròng. Đây là tín hiệu rất tích cực cho thị trường chứng khoán trong nước.

Nhìn ra bên ngoài, TTCK Mỹ vẫn giữ đà tăng điểm, nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) ghi nhận có dấu hiệu cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế tệ hại nhất từ thập niên 30 của thế kỷ trước tại Mỹ đang dần kết thúc. Những dữ liệu đó cho thấy, TTCK trong nước đã phần nào phản ánh đúng những tín hiệu tích cực đã và đang có thể tác động đến nền kinh tế.

Trở lại với TTCK, liệu việc tái lập mốc 500 điểm có giúp Chỉ số VN – Index có hướng đi khả quan hơn trong những phiên tiếp theo và thậm chí là trong những tháng cuối năm? Rõ ràng, nét tích cực trong giao dịch của các cổ phiếu blue-chips, mức thanh khoản đạt cao vài phiên gần đây đã cho thấy những thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư, giúp người cần bán có thể bán, kẻ cần mua có thể mua, còn nhà đầu tư mới cũng kỳ vọng hơn. Điều đó giúp thị trường trở nên dần sôi động và nếu không có những tác động quá nổi bật, đột ngột thì thị trường sẽ khởi sắc khi các cổ phiếu blue- chips bắt đầu tìm lại được sức sống. 

Tuy vậy, nhà đầu tư không nên quá “buông” theo tâm lý hứng khởi, mà cần theo sát diễn biến của nền kinh tế bởi sẽ có những ngành, những lĩnh vực biến động mạnh vào dịp cuối năm. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới xu hướng của TTCK và những động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến những điều chỉnh của Chỉ số VN- Index cho dù khả năng giảm điểm sâu như các kỳ trước đây là khó xảy ra.

 

(Theo Huy Hào // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • DN trong nước bị “át vía”
  • Quyền lực của người tiêu dùng
  • Phát hiện hàng trăm thùng phuy nhập khẩu chứa chất thải nguy hại
  • Modern Hospital - Nơi kết hợp của Đông Tây y
  • Hết thời tranh chép lậu?
  • Cận cảnh bệnh viện tư
  • An toàn lao động: Phụ thuộc nhận thức của DN
  • Thực phẩm “có vấn đề” trong siêu thị: ai lừa người tiêu dùng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi