Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều khó khăn trong kiểm dịch cửa khẩu Lạng Sơn

Xe chở hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. (Ảnh: Song Toàn/TTXVN)
Hiện, hai lực lượng kiểm dịch là Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7 và Chi cục Kiểm dịch động vật Lạng Sơn đảm nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu như Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam hoặc điểm thông quan đã quy định trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tuy nhiên, công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí còn lỏng lẻo do chất lượng cán bộ, trang thiết bị. Nhưng nguyên nhân cơ bản là do đặc thù về giao nhận hàng hàng hóa xuất nhập khẩu đều thực hiện bên phía Trung Quốc, nên công tác kiểm dịch vấp phải rất nhiều khó khăn.

Ngược lại, công tác kiểm hóa, kiểm dịch tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn lại áp dụng biện pháp kiểm tra theo tỷ lệ hàng nhập, theo từng lô, từng xe ôtô hoặc miễn kiểm do yêu cầu thông quan hàng hóa hoa quả tươi cần phải nhanh chóng.

Ông Phùng Quang Hội, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết, trung bình một ngày có khoảng 40-50 xe hàng trọng lượng khoảng 80-100 tấn hàng nông sản, trái cây nhập khẩu; Chi cục thực hiện kiểm hóa hàng nhập khẩu theo phương pháp phân luồng (đỏ, vàng, xanh) trong đó trung bình cửa khẩu Tân Thanh có 11% lượng hàng nhập khẩu phải đi qua luồng đỏ.

Tuy nhiên, yêu cầu kiểm tra chỉ về khối lượng hàng nhập khẩu, còn chất lượng do kiểm dịch chức năng, khi có kết quả thì Hải quan thông quan.

Đối với lực lượng kiểm dịch thực vật trước hết là kiểm tra bằng cảm quan để phân loại chất lượng hàng, qua đó lựa chọn lấy mẫu hàng để tiến hành kiểm tra dư lượng chất bảo quản nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm... trong điều kiện trang thiết bị đã có tại trạm, những mẫu hàng khó thì chuyển các Trung tâm chức năng ở Trung ương.

Nhưng theo đánh giá của các lực lượng quản lý xuất nhập khẩu thì kiểm dịch ở các cửa khẩu Lạng Sơn luôn là vấn đề rất nan giải.

Hàng hóa nông sản, thực phẩm, trái cây nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi của cư dân biên giới mặc dù không ảnh hưởng rộng lớn đến thị trường khu vực nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn hiên đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tranh chống các hành vi nhập lậu, lưu thông các loại nông sản, thực phẩm, trái cây nhập lậu, đặc biệt là đối với việc chống nhập lậu gia súc, gia cầm, nội tạng động vật./.

Hoàng Văn Toàn (Vietnam+)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới
  • 4 tháng 2010, công nghiệp khả quan
  • Bốn học sinh Việt Nam tham dự Intel ISEF
  • Đề xuất hỗ trợ chuyển đổi xe buýt chạy nhiên liệu sạch
  • Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam gồm 7 cấp
  • Chính thức tích nước Thủy điện Sơn La
  • Học phí mầm non và phổ thông công lập từ 5.000 - 200.000 đồng/tháng
  • Bất thường đấu thầu lò đốt rác thải y tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi