Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng Hà Nội

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội - Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch được lập trong phạm vi hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và dân số khoảng 6,23 triệu người (2008) và vùng phụ cận của Hà Nội.

Quy hoạch được xây dựng trên quan điểm phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại và dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sử dụng thuận tiện; đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài.

Ngoài ra, cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch này sẽ làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

3 nhiệm vụ lập quy hoạch

Trên cơ sở định hướng khung về giao thông vận tải trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập quy hoạch theo 3 nhóm sau:

Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông gồm: giao thông đối ngoại (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không); giao thông đô thị (đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh) và giao thông nông thôn.

Lập quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng (bao gồm đô thị trung tâm và liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và các khu vực dân cư tập trung trên địa bàn Thủ đô Hà Nội).

Lập quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên mặt đất, trên cao, dưới ngầm).

Bên cạnh đó, cần xác định quỹ đất cho phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội và đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý giao thông và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng.

Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội làm cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch, Bộ Xây dựng là cơ quan thẩm định và trình duyệt quy hoạch.

Việc lập Quy hoạch sẽ được thực hiện trong thời gian 9 tháng (từ nay đến tháng 5/2010).

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ // Quyết định 1587/QĐ-TTg)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Phát sóng kênh truyền hình chuyên biệt tin tức chính luận đầu tiên
  • Mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh nhật lần thứ 100: Nhà chiến lược tài ba trong quân sự và trong xây dựng, phát triển đất nước
  • Hoán đổi ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9
  • 3 chương trình quan trọng của Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
  • Không triển khai "bắn mây" ngăn mưa dịp Đại lễ
  • Cả nước đã có 23 tỉnh, thành công bố dịch heo tai xanh
  • Cấp 25.000 lít thuốc Benkocid hỗ trợ chống dịch bệnh tai xanh
  • “Lô cốt” tràn ra giao lộ, gây kẹt xe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi