Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Bác Hồ đặt tên Quảng trường Ba Đình?

Ngày 31/8/1945, Bác Hồ đã chọn Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội là vị trí cử hành Lễ Tuyên ngôn Độc lập. Từ đâu xuất hiện cụm từ Quảng trường Ba Đình?
 
Tìm trong lịch sử, Ba Đình là tên gọi của một cụm gồm 6 hòn đảo nhỏ nằm giữa một khu đầm lầy quanh năm ngập nước, vào hồi thế kỷ 19 thuộc 3 xã và 2 tổng của huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Chính tại nơi này, từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/1886 và cho đến ngày 21/1/1887 đã diễn ra một trận đánh của quân đội triều đình Hàm Nghi mang sứ mạng thiên đô chống Pháp, đối đầu với đội quân xâm lược của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Trước đó, địch đã đưa về tập trung tại đây một lực lượng rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch chúng từng thực hiện trên đất nước ta dưới thời Đệ Tam Cộng hòa Pháp. Vậy mà, chính bọn tướng lĩnh thực dân đã buộc phải thừa nhận sự thất bại của chúng trên chiến trường Ba Đình. Cũng từ trận đánh lịch sử này, thực dân Pháp đã có cái nhìn khác hơn, thận trọng hơn về ý chí và tài thao lược của quân và dân Việt Nam

Về mặt lịch sử chiến tranh nhân dân, có thể coi chiến thắng Ba Đình là cột mốc rất đáng chú ý khi một dân tộc thuộc địa lạc hậu và nghèo nàn, nhưng đã chủ động tiến hành cuộc chiến đấu dài ngày và giành thắng lợi trước kẻ xâm lăng hùng mạnh hơn hẳn về mọi mặt, đến từ nền công nghiệp hiện đại Tây Âu.

Khi giặc Pháp tấn công chiếm tòa khâm sứ, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra phòng tuyến Quảng Trị ban chiếu Cần Vương, còn Trần Xuân Soạn đã cùng Phạm Bành, Đinh Công Tráng lĩnh ấn lên đường xây dựng cứ điểm Ba Đình để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến và mất tại Long Châu.

Ông Trần Xuân Thảo, cháu nội danh tướng Trần Xuân Soạn kể lại rằng, ngay từ thưở thiếu thời, vào những năm 20 của thế kỷ trước, ông đã được người cha kể chuyện về trận đánh anh hùng đó, kèm theo bài vè 10 câu như sau: “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba vương thượng đế, chấp chế thượng hạ, ba quạ đóng đinh, Ba Đình chập lại, tá tà lá hổ, ông tổ ông tiên, tắt đèn đi ngủ”. Bài vè này được lan truyền và sau này có nhiều dị bản, duy từ Ba Đình được ghi nhận (theo Xưa & Nay, số 9-1995). Đối với những người dân xứ Thanh, thì chiến thắng Ba Đình là một huyền thoại của lòng yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của thế hệ con cháu Triệu Trinh nương.

Các sử gia cho rằng, bằng nhãn quan lịch sử và sự am hiểu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy 2 tiếng Ba Đình để đặt tên cho quảng trường dựng nước, là địa danh để đón mừng ngày hội non sông và mang ý nghĩa chiến thắng như với Khải hoàn môn của người Pháp và Quảng trường Trafalgar của Thủ đô London, Anh Quốc. Sử sách đã ghi lại, chiến công của Napoléon là chiến thắng của kẻ mạnh trước kẻ yếu, chiến thắng của đô đốc Nelson là chiến công của 2 địch thủ ngang tài ngang sức, còn chiến thắng Ba Đình của nhân dân ta là chiến thắng của một lực lượng non yếu và lạc hậu trước kẻ thù hiện đại và hùng mạnh và chính chiến thắng này là niềm tự hào và là bài học lớn cho các thế hệ Việt Nam.

(Theo Thanh Tú // Báo đầu tư)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Dịch vụ y tế chưa theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh
  • Sẽ có lộ trình cho cơ sở đông dược thực hiện GMP
  • Doanh nghiệp và hàng xáo: “liên” nhưng chưa “kết”
  • Hoàn thiện công tác chuẩn bị Đại lễ
  • Việt Nam chính thức có Hiệp hội Internet
  • Bán vé máy bay giá rẻ khởi hành trước Tết Nguyên đán
  • Dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp
  • Việt Nam giành giải Nhì cuộc thi Robocon châu Á – Thái Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi