Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng 53% cước kết nối từ điện thoại di động đến cố định

picture
Nhiều năm qua, trung bình mỗi năm, VNPT Hà Nội đang mất đi khoảng 60.000 thuê bao điện thoại cố định.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành thông tư nâng mức kết nối cuộc gọi từ điện thoại di động đến cố định lên mức 415 đồng/phút, bắt đầu từ ngày 1/10 tới.

Hiện nay, mỗi phút cuộc gọi từ điện thoại di động sang cố định, nhà mạng di động phải trả cho mạng cố định là 270 đồng/phút. Nhưng tới đây, mạng di động sẽ phải trả thêm 145 đồng/phút, tăng hơn 53% so với hiện tại.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các mức cước trên không phân biệt giờ bình thường, thấp điểm hay cao điểm và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trước đây, nhiều lần Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã kiến nghị lên Bộ chủ quản về chính sách cước kết nối giữa di động và cố định, bởi vì mức cước nối không tương xứng hiện tại đang gây ra bất lợi cho dịch vụ điện thoại cố định.

Bởi vì, mỗi phút kết nối từ mạng di động sang mạng cố định, nhà mạng di động chỉ phải trả cho nhà mạng cố định 270 đồng/phút, nhưng cuộc gọi ngược lại thì nhà mạng cố định lại phải trả tới 415 đồng/phút cho nhà mạng di động.

Theo thống kê của VNPT Hà Nội, nhiều năm qua, trung bình mỗi năm, VNPT Hà Nội đang mất đi khoảng 60.000 thuê bao điện thoại cố định.

Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng, việc Bộ nâng mức kết nối từ điện thoại di động đến ố định là để cứu sự “lao dốc” của thuê bao điện thoại cố định hiện nay.

(Theo Vneconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi