Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2009, GDP trong tỉnh tăng 8,6%

Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
 Sáng 23-9, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn đã chủ trì phiên họp lần thứ 80 thông qua báo cáo kinh tế-xã hội trong tỉnh 9 tháng đầu năm 2009. Trong 9 tháng qua, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,6%, dịch vụ tăng 19,8%, nông-lâm-thủy sản tăng 2,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 62.457 tỷ đồng, tăng 7,8%.

Tổng mức bán lẻ và dịch vụ ước thực hiện 23.463 tỷ đồng, tăng 25,5%. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện được trên 4,7 tỷ USD, tăng 3,2%. Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được trên 3,7 tỷ USD, giảm 16,7%. Các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Mặc dù bị ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng thu mới ngân sách toàn tỉnh ước thực hiện được 9.000 tỷ đồng, đạt 82% dự toán điều chỉnh, tăng 5% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được tỉnh chỉ đạo đầu tư đồng bộ và đúng mức. Cụ thể là đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở. Tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1 ở người và các dịch bệnh khác có dấu hiệu bùng phát mạnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng, kinh tế của tỉnh có tăng trưởng như vậy là điều đáng mừng. Tuy nhiên so với chỉ tiêu đề ra là GDP năm 2009 tăng 13% thì con số GDP 9 tháng qua 8,6% là còn quá thấp. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các cấp các ngành cần quyết tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm, như: Tập trung rà soát nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trong đó tập trung vào nguồn vốn xây dựng cơ bản, xây dựng các giải pháp đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư. Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vay vốn hỗ trợ lãi suất, vay vốn bảo lãnh.

Song song đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, các ngành cần tăng cường các biện pháp bình ổn giá, ổn định thị trường hàng hóa cuối năm. Tiếp tục quan tâm phòng chống và kiểm soát dịch cúm A/H1N1 ở người, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt giai đoạn 2 Đề án 30 của Chính phủ. Rà soát đầu tư hoàn chỉnh cơ sở trường lớp trong năm học mới.

(Theo BinhDuong Online)

  • Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long 9 tháng tăng 71,28% so với cùng kỳ
  • TP.HCM phấn đấu tăng trưởng cả năm 7,5%-8%
  • Nghệ An rà soát, bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo
  • "Tuyên Quang cần đẩy mạnh hạ tầng kỹ thuật"
  • Cần Thơ: Tăng trưởng kinh tế trong nhiều mối lo!
  • Hà Nội: Sụt giảm kim ngạch xuất khẩu
  • Gia Lai đặt mục tiêu trồng 125.000ha cao su
  • Đắc lắc: sản phẩm cà phê đã có mặt tại 56 nước trong niên vụ 2008-2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi