Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cát nhân tạo hút hàng

Dùng cát nghiền nhân tạo sẽ tiết kiệm lượng xi măng từ 5 - 19% thay vì dùng cát sông thiên nhiên

 
Dùng cát nghiền nhân tạo sẽ tiết kiệm lượng xi măng từ 5 - 19% thay vì dùng cát sông thiên nhiên

Tại các tỉnh phía Nam, nguồn cát tự nhiên phục vụ cho xây dựng đang thực sự khan hiếm… Nguyên nhân chủ yếu do các tỉnh siết chặt việc khai thác cát trên sông Hậu và phía Campuchia dừng xuất khẩu cát. Giá cát xây dựng và san lấp mặt bằng hiện tăng 20 -30% so với trước đây khiến cát nhân tạo lên ngôi.

Lâu nay nguồn cát khai thác trên sông đã bị cấm, tuy có lén lút nhưng không đáng kể. Để có nguồn hàng cung ứng cho những khách hàng thân thuộc, nhiều DN phải nhập cát từ Campuchia. Nguồn cát nhập khi đến TP HCM thì giá đội lên rất cao vì phải đóng thuế nhập khẩu 20 ngàn đồng/m³, công vận chuyển, xăng dầu...

Nhiều vựa kinh doanh cát ở khu vực cầu Bình Điền - Bình Chánh và Nhà Bè cho biết chỉ buôn bán cầm chừng. Vì khan hiếm nên nhiều vựa trộn cát san lấp (cát ít đất nhiều) vào cát xây tô để bán giá cao, hoặc làm ẩu - lấy cát san lấp làm cát xây dựng, dẫn đến tình trạng chất lượng cát không tốt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

Theo Luật Khoáng sản, cát xây dựng là loại khoáng sản làm VLXD thông thường, thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép khai thác của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các địa phương đã chủ động trong việc đánh giá tiềm năng và lập quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác cát đến năm 2010 và dự báo đến năm 2015 (TP HCM chưa có quy hoạch cát xây dựng). Do vậy việc dự báo trữ lượng cát hiện có, trữ lượng đã khai thác, khối lượng bồi đắp hàng năm của các sông để có số liệu trong việc cân đối cung - cầu cát xây dựng chưa đủ cơ sở để tính toán. Điều đó, cát nhân tạo đang dần chiếm vị trí trong xây dựng cơ bản, nhất là những công trong xây dựng ở vùng sâu, khó khăn.

Trong xây dựng, cát nhân tạo đã trở nên hết sức phổ biến trên thế giới, tại châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, riêng Hàn Quốc còn nghiền xà bần lại thành cát. Việc dùng cát nhân tạo của nước ta lâu nay cũng chỉ dừng lại cho các công trình thủy điện, vì ở nơi đèo heo hút gió, còn các công trình khác chủ yếu lấy của trời cho, giá rẻ, khỏi phải đầu tư. Cty Kiểm định Sài Gòn từng nhận định: “Dùng cát nghiền nhân tạo sẽ tiết kiệm lượng xi măng từ 5 - 19% thay vì dùng cát sông thiên nhiên cho bêtông cùng một mác thiết kế”. Ấy vậy mà thật bất ngờ, hiện nay máy sản xuất cát nhân tạo đã trở nên hút hàng. Theo Cty Tân Đại Lợi, đại diện hãng New-Technologies của Nga cung ứng máy sản xuất cát nhân tạo cho biết,  ngày nào cũng có người đến hỏi thăm, đặt hàng. Ước tính, trong 6 tháng đầu năm cả nước đã nhập hàng chục loại máy này. Hiện máy sản xuất cát nhân tạo có ba nguồn, Trung Quốc, châu Âu, nhưng chất lượng tốt nhất lại rẻ là máy nghiền Titan của Nga, giá bán từ 11 – 16 tỷ đồng/chiếc.

Anh Nguyễn Hoài Nam, GĐ Cty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng  Phương Nam nhận định: Bỏ ra khoảng 500 ngàn USD mua một máy sản xuất cát nhân tạo của Trung Quốc, tưởng là tốn kém, nhưng hiệu quả rất tốt: mỗi giờ sản xuất 100 tấn, nguyên liệu có sẵn từ đá núi nghiền ra nhỏ thành cát, giá thành chỉ 160 ngàn đồng, đối với những công trình khoảng vài nghìn tỷ đồng thì đây là phương thức tiết kiệm rõ rệt và chủ động trước những đợt nóng sốt giá thị trường. Anh cho biết thêm, điều kiện sản xuất cát nhân tạo ở nước ta rất thuận tiện, vì nguồn nguyên liệu từ đá núi rất phong phú. Chất lượng tốt, giá thành lại rẻ, nhưng đặc biệt là hạn chế tối đa tình trạng khai thác cát tự nhiên dẫn đến việc hở hàm ếch, sạt lở bờ sông. Do vậy, khi giá cát xây dựng tăng chóng mặt cũng là thời cơ cho cát nhân tạo lên ngôi...

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • An Giang sẽ trở thành đối tác quan trọng của Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam
  • Hà Nội: Nắm bắt vận hội, vượt khó đi lên
  • Năm 2010: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của BR-VT là 11%
  • Hà Nội: Vốn đầu tư phát triển tăng 2,7%
  • Nông dân Thống Nhất lao đao vì chuối
  • Cà Mau chậm giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản
  • Hải dương: giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng giảm 1,9% so với cùng kỳ
  • Rừng phòng hộ Đắk Nông có nguy cơ bị xóa sổ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi