Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tại TP.HCM tăng 1,27%

tinkinhte.comÔng Dư Quang Nam, Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 vừa qua đã tăng 1,27% so với tháng trước.

So với cách đây 1 năm, chỉ số giá trên địa bàn có mức tăng 9,05%.

Tháng 1/2010 là tháng giáp Tết Canh Dần nên hầu hết các nhóm hàng đều có mức tăng. Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,97%), nhóm nhà ở-điện nước-chất đốt-vật liệu xây dựng (+1,9%), nhóm văn hóa thể thao giải trí (+1,08%), nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+3,91%), nhóm đồ uống và thuốc lá (+1,32%).

Các nhóm còn lại tăng nhẹ. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,26%.

Cụ thể, ở nhóm hàng ăn sau khi tăng cao ở tháng trước (+1,4%), đến tháng 1/2010 tiếp tục tăng và tăng mạnh ở các mặt hàng thuộc nhóm lương thực (+4,7%). Trong đó gạo các loại tăng 5,54%, bột mì-ngũ cốc tăng 1,86%, lương thực chế biến tăng 1,21%.

Giá gạo trong tháng tăng khá và tăng ở hầu hết các loại gạo.  Hiện nay, các cửa hàng đang chuẩn bị nguồn hàng cho nhu cầu tiêu dùng Tết, lượng gạo về khá dồi dào, tình hình tiêu thụ chậm.

Giá thực phẩm tăng 1,55% so với tháng trước, trong đó gia súc tươi sống tăng 1,43%, gia cầm tươi sống tăng 2,77%, thịt chế biến tăng 1,67%, trứng các loại tăng 3,06%, thủy hải sản tươi sống tăng 2,39%, thủy hải sản chế biến tăng 2,96%, các loại đậu hạt tăng 5,61%, đường các loại tăng tới 7,80%, sữa bơ các loại tăng 2,88%.

Các chuyên gia thị trường nhận định giá đường, sữa, trứng và đậu các loại đang có xu hướng tăng cao do nhu cầu nguyên liệu làm bánh mứt Tết.

Hiện nay lượng sữa, trứng, đường, đậu tập trung về các chợ đầu mối tăng cao hơn so với ngày thường từ 10-20%, sức mua có xu hướng tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng khá ở các mặt hàng bia và thuốc lá thơm. Giá bia, rượu ngoại, thuốc lá trong những ngày gần đây tăng cao, dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những ngày cận Tết.

Giá hàng tiêu dùng khác như hàng điện máy, phương tiện đi lại và các loại hình dịch vụ sinh hoạt chưa có biến động nhiều.

Riêng một vài mặt hàng thiết bị đồ dùng gia đình, bếp nấu ăn... giá có giảm nhẹ do các cửa hàng cạnh tranh và đẩy mạnh bán ra vào dịp cuối năm./.

Hà Huy Hiệp (Vietnam+)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin kinh tế đáng lưu ý trong tháng 1 / 2010

  • PCI 2009: Các tỉnh “đua” cải thiện điểm số
  • Chung sức, chung lòng, phát triển cùng đồng bằng sông Cửu Long
  • Bình Định: Dân khổ vì các dự án khai thác titan
  • Nông dân Vĩnh Long lập trại nuôi gà H’Mông
  • Cơ hội đầu tư khu vực Tây Bắc TP.HCM
  • Huế: Không để xảy ra các cơn sốt "ảo" về giá
  • Thành phố Hồ Chí Minh không lo khan hàng Tết
  • Bình Định thu hút các nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi