Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành phố Hồ Chí Minh không lo khan hàng Tết

tinkinhte.comNgày 6/1, bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định qua kiểm tra lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp, Tết này người dân Thành phố sẽ có đầy đủ hàng hóa thiết yếu.

Không lo khan hiếm...

Theo báo cáo của Sở Công thương, đến nay Thành phố đã giải ngân được 95% trong tổng số hơn 422 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp vay không tính lãi để mua hàng hóa dự trữ phục vụ người dân trong các ngày Tết.

Hầu hết các đơn vị đều sử dụng số tiền đúng mục đích và cam kết giữ giá đã đăng ký, ngay cả khi trong trường hợp nhu cầu thị trường tăng.

Tại Tổng công ty thực phẩm Sài Gòn, lượng thịt gà, thịt vịt, trứng, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến… dự trữ vượt so với nhu cầu khoảng 20%. Các cơ sở chăn nuôi của doanh nghiệp đã tăng tổng đàn gà, vịt lên 50% so với năm ngoái.

Về mặt hàng gạo, nhiều doanh nghiệp như Tổng công ty lương thực Sài Gòn, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn đã đủ lượng hàng tồn kho phục vụ nhu cầu người dân và cam kết đến tháng 2/2010 sẽ không có biến động lớn về giá.

Hiện nhiều điểm bán gạo đã treo băngrôn, bảng thông báo tham gia bình ổn giá với gạo 25% tấm giá 8.000 đồng/kg, gạo thơm từ 11.500-13.000 đồng/kg…

Một số mặt hàng tăng giá nhẹ

Bà Dung cũng cho biết sẽ có một số mặt hàng tăng nhẹ vào dịp này. Rau, củ, quả dù được đưa vào chương trình bình ổn trong năm nay nhưng do bất lợi về thời tiết giá sẽ tăng nhẹ. Giá thịt lợn có thể tăng từ 5.000 đồng-10.000 đồng/kg trong dịp Tết.

Đại diện công ty Vissan cho biết, 13 mặt hàng cao cấp chế biến từ thịt bò và những sản phẩm các nhà hàng đặt cũng được điều chỉnh tăng giá.

Như vậy, một số mặt hàng chế biến tăng nhẹ từ 2-3%. Ngoài ra giá của các loại nước giải khát như bia, nước ngọt… cũng tăng nhưng không đáng kể.

Tại hơn 1.500 điểm bán hàng bình ổn giá, Thành phố sẽ công khai giá mà các doanh nghiệp đã đăng ký để người dân biết và giám sát.

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ công bố 4 số điện thoại của 4 Sở tham gia thực hiện chương trình, có bộ phận thường trực để xử lý các tình huống phát sinh.

Bà Dung cho biết: "Nếu phát hiện doanh nghiệp bán cao hơn giá đăng ký, Thành phố sẽ buộc những doanh nghiệp này phải bán đúng giá. Nếu tiếp tục vi phạm, những năm sau sẽ không cho tham gia và thu hồi phần thu nhập không đúng."/.
 
N.V.Nghĩa (Báo Tin Tức/Vietnam+)

  • Huế: Không để xảy ra các cơn sốt "ảo" về giá
  • Bình Định thu hút các nhà đầu tư
  • Kiên Giang khởi công xây dựng cảng cá Xẻo Nhàu
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án chậm, sạt lở tăng
  • Hà Nội xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trọng điểm
  • Chưa thu phí tuyến TP.HCM – Trung Lương
  • Kinh tế Hà Nội: Một năm vượt khó
  • Mặn xâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi