Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI Tp.HCM tháng 10 tăng 0,4% so với tháng trước

Cục Thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố trong tháng 10/2012 đã tăng 0,4% so với tháng trước.

Như vậy, so với đầu năm nay, CPI tại Tp.HCM tăng 3,8% và tăng 4,86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc tăng giá mạnh mẽ, liên tục mặt hàng gas bán lẻ trong hai tháng vừa qua là nguyên nhân chính đẩy giá chỉ số giá nhóm hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh ở mức 1,46% so với tháng trước. Do cách tính riêng đối với mặt hàng xăng dầu của cơ quan thống kê, mức tăng này cũng được cộng hưởng từ sự tăng giá của mặt hàng dầu hỏa từ ngày 28/8 vừa qua.

CPI Tp.HCM tháng 10 tăng 0,4% so với tháng trước
Diễn biến CPI tại Tp.HCM qua các tháng - Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM.

Mức tăng kế tiếp thuộc về nhóm hàng hóa và dịch vụ khác khi đạt mức 1,02% so với tháng trước. Theo lý giải của cơ quan cục thống kê, giá vàng trang sức tăng mạnh theo giá vàng miếng là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá nhóm này tăng cao như vậy.

Trong tháng 10, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,58%; nhóm giao thông tăng 0,49%... Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,44% và văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%.

So với tháng trước, chỉ số giá vàng tăng tới 5,9%, chỉ số giá USD giảm 0,22%.

Trước đó, Cục Thống kê Hà Nội công bố CPI tháng 10/2012 của thành phố chỉ tăng 0,37% so với tháng trước. Như vậy, CPI của Hà Nội đã tăng 5,8% so với cuối năm 2011, và tăng 6,75% nếu so với cùng tháng năm trước.

Trước đó, trả lời báo chí, bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dự báo CPI cả nước tháng 10 có thể tăng không quá 1% so với tháng 9, trong khi CPI cả năm 2012 tăng trong khoảng 8%.

(Theo Vneconomy)

  • “Khánh thành thủy điện Sơn La vào cuối năm nay”
  • Cát Bi sẽ trở thành sân bay quốc tế
  • Bình Thuận triệt sản... ruồi
  • FDI vào TPHCM: dự án cũ tăng vốn, dự án mới giảm mạnh
  • Hà Nội “rút kinh nghiệm” chuyển đổi chợ truyền thống
  • Hà Nội: CPI tháng 9 tăng tới 2,47% so với tháng 8
  • Chuyển vốn đăng ký thành vốn thực hiện: Cần có lực đẩy
  • Hà Giang tháo “điểm tắc, nút nghẽn” từ PCI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi