Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Gần đây, nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm sinh học. Theo ước tính đã có khoảng 30-40% diện tích các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến trong toàn vùng nông dân đã sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.

Theo khảo sát, đánh giá kết quả của các trung tâm khuyến nông-ngư tại các tỉnh trong vùng, lợi thế lớn nhất khi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, giảm khí độc, giảm tảo lam, mùi hôi, các chất độc tàn dư… làm ổn định môi trường, nguồn nước trong ao đầm nuôi; hạn chế có hiệu quả mầm móng gây phát sinh dịch bệnh ở tôm.

Thấy được lợi ích này, nông dân tỉnh Cà Mau gần đây đã hạn chế sử dụng hoá chất; chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp cho năng suất bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ; tôm quảng canh cải tiến năng suất gần 1 tấn/ha/vụ; nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất ổn định đạt 360-370 kg/ha; sản lượng các loại cá nuôi cũng tăng rõ rệt từ 5-10%.

Theo khuyến cáo, hiện nay, trên thị trường tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có gần 70 loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan và một số chế phẩm sinh học sản xuất tại Việt Nam. Người sản xuất cần lựa chọn những sản phẩm đạt chất lượng, có nguồn gốc xứ rõ ràng để sử dụng có hiệu quả trong quá trình nuôi.

Ngọc Quân

(Theo nddt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi