![]() |
Hầu hết các DN tham gia Hội thảo đều tự tin vào cơ hội phát triển sau khủng hoảng |
Ngày 28 /10/2009, tại Đà Nẵng đã diễn ra hai sự kiện quan trọng đối với các DN. Đó là Hội thảo “Giải pháp khôi phục và phát triển DN hậu suy thoái” do VCCI Đà Nẵng tổ chức và hội nghị “Cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư” đều xoay quanh vấn đề tìm giải pháp phát triển DN sau khủng hoảng.
Tại đây, dấu hiệu khủng hoảng đã được đẩy lùi thông qua những ý kiến của DN và các chuyên gia, đặc biệt là một loạt DN khu vực miền Trung – Tây Nguyên ký cam kết cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Lạc quan
Khác với Hội thảo giải pháp tài chính diễn ra cách đây hơn một tháng tại Đà Nẵng, các DN tại miền Trung – Tây Nguyên và các chuyên gia lạc quan hơn hẳn. Ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ rõ những điểm mạnh của một số mặt hàng xuất khẩu VN hơn hẳn quốc tế ngay trong giai đoạn khủng hoảng. Hàng dệt may vào Nhật Bản 9 tháng đầu năm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2008; Hàng thủy sản vào Trung Quốc tăng 30% so với cùng kỳ năm 2008, tương tự chè xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 14,43%; Hàng thủy tinh xuất khẩu tăng đến 23,6%... ngay cả hàng hóa xuất sang những nước giảm, nhưng giảm không đáng kể so với quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ giảm 6,2%, so với giảm chung vào Hoa Kỳ là 14,3%. Đặc biệt là tỷ trọng thị phần của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là không giảm, chiếm tới 18% so với 17,9% năm 2008; Doanh số hàng hóa bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ 9 tăng 18,6%, nếu trừ tốc độ tăng giá mức tăng là 10%, cao hơn 2% so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ rằng nếu năng lực cạnh tranh sản phẩm được cải thiện, chúng ta vẫn tăng được lượng xuất khẩu và tăng mức bán trên thị trường nội địa.
Khi ra “biển lớn” thì tự thân mỗi DN không đủ mạnh. Chúng ta phải liên kết cùng nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận trong thị trường hẹp khu vực, đồng thời sự liên kết này sẽ giúp các DN tăng tiềm lực, có thể “đấu” với các DN nước ngoài ở các thị trường lớn hơn. |
Tại hai sự kiện diễn ra cùng lúc các DN cùng ngồi lại để tìm giải pháp hợp tác phát triển chứ không còn “kêu ca” thiếu vốn. Ông Huỳnh Tấn Quế - Tổng giám đốc Cty Kim khí miền Trung cho biết, lâu nay các DN khu vực có nhiều kênh hợp tác song phương với nhau, thế nhưng khi khủng hoảng rất nhiều mối hợp tác bị chia cắt. Bây giờ DN đang đứng dậy thì cần phải hợp tác mạnh mẽ hơn để phát triển. Cần có sự hợp tác trên diện rộng, thông qua kênh quan trọng là Đảng uỷ khối DN các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên như thế này là rất hiếm, nếu không nói đây là lần đầu. Trong số gần 50 DN lớn, sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hợp tác lần này, có nhiều DN liên quan chặt chẽ đến nhau, rất cần sự bổ trợ cho nhau để phát triển mạnh hơn.
Bắt tay nhau thẳng tiến
Dấu ấn đầu tiên của việc bắt tay thẳng tiến là việc gần 50 DN ký cam kết cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. Các DN cho rằng, sự liên kết thế này trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ giúp các DN tìm được sự hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn trước mắt mà còn giúp họ tăng cường sức mạnh, hướng đến thị trường lớn hơn, xa hơn. Ông Ngô Văn Hoà – Giám đốc Cty xây lắp điện Quảng Nam cho biết, cùng một mặt hàng, nếu DN mình vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực thì DN bạn sẽ bị thu hẹp. Vấn đề chúng ta không chỉ tranh “miếng mồi bé” trong thị trường hẹp, mà phải tiến đến những thị trường lớn hơn. Mà khi ra “biển lớn” thì tự thân mỗi DN không đủ mạnh. Chúng ta phải liên kết cùng nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận trong thị trường hẹp khu vực, đồng thời sự liên kết này sẽ giúp các DN tăng tiềm lực, có thể “đấu” với các DN nước ngoài ở các thị trường lớn hơn. Có rất nhiều DN cùng chủ động lên tiếng tìm sự liên kết. Chẳng hạn Pisico Bình Định hiện có 2.500 ha cao su tại Lào rất muốn liên kết với Cty cao su Đắk Lắk - một DN cao su hàng đầu của khu vực với trên 10 ngàn ha tại VN và Lào. Phía Pisico muốn hợp tác để xây dựng nhà máy chế biến cao su tại Lào, rất cần sự hợp lực của Cty cao su Đắk Lắk. Đây là cơ hội tuyệt vời để hai DN lớn trên địa bàn gặp nhau, cùng ký kết hợp tác, phát triển.
(Theo Tâm Vũ – Nho Mây // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com