Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự luật Thủ đô: Vẫn “siết” điều kiện cư trú tại nội thành

picture
Giảm số lượng nhập cư vào Hà Nội luôn là bài toán khó.

Mặc dù Phó chủ tịch UBND  thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định cơ chế đặc thù cho Thủ đô tại dự luật đã khá rõ ràng, song không ít vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa hoàn toàn yên tâm nếu dự luật vẫn tiếp tục được trình ra cuộc hội, tại phiên họp sáng 15/2.

Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có một số thay đổi ở không ít nội dung, trong đó có việc quản lý cư trú.

Đây vốn là vấn đề từng có ý kiến rất khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự luật. Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước, một số ý kiến đại biểu cũng không tán thành với quy định bổ sung các điều kiện chặt chẽ hơn để được đăng ký cư trú trong nội thành thành phố Hà Nội.

Vì những quy định này không thể giải quyết thực chất vấn đề quá tải hiện nay, vốn dĩ không phải hoàn toàn do nhân khẩu thường trú, mà chủ yếu do nhu cầu nội tại của chính Hà Nội về nguồn nhân lực là lao động tự do.

Theo dự thảo báo cáo, việc bổ sung các điều kiện cư trú chặt chẽ hơn tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng cũng một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chính lý lại nội dung này theo hướng: giữ nguyên các điều kiện đăng ký thường trú tại nội thành thành phố Hà Nội đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước; trường hợp về ở cùng với người thân hoặc trường hợp người trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành như quy định hiện hành của Luật cư trú.

Dự luật sẽ chỉ quy định các điều kiện đăng ký thường trú trong nội thành thành phố Hà Nội chặt chẽ hơn đối với nhóm đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên.

Cụ thể, với người thuộc nhóm đối tượng này thì được đăng ký thường trú tại nội thành của thành phố Hà Nội khi đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm: có việc làm hợp pháp, ổn định ở Hà Nội; có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê lâu dài của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đã tạm trú liên tục tại nơi đề nghị được đăng ký thường trú ít nhất là 3 năm.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng quy định như dự luật sẽ dấn tới sự phân biệt đối xử về mặt chính sách với những người lao động, dù chỉ là giản đơn, phổ thông, đang góp phần vào sự phát triển của Thủ đô.

Ở Bình Dương, nếu không có chính sách tốt với lao động nhập cư thì có ai cống hiến cho địa phương phát triển hay không, bà Mai so sánh.

Vì vậy, theo bà Mai, lao động nhập cư có thể không đăng ký hộ khẩu nhưng con cái họ phải có đầy đủ quyền học hành, chăm sóc sức khỏe.  

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng cho rằng các biện pháp hành chính để hạn chế dân cư sẽ không có tác dụng. Bởi có cho đăng ký hay không thì những người có nhu cầu vẫn sẽ đến và ở lại Thủ đô.

Vẫn băn khoăn về cơ chế đặc thù và nhiều quy định thiếu khả thi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được trong luật này.

“Tôi cho rằng nên dừng lại để nhiệm kỳ tới, bàn bạc đưa ra những quy định thấu đáo cho Luật Thủ đô”, ông Thuận đề nghị.

(Theo Vneconomy)

  • Thừa Thiên Huế: Đưa nước ngọt vượt đầm phá lớn nhất Đông Nam Á
  • Quảng Nam tạo bước đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng
  • CPI của Long An tháng 2 tăng 2,5%
  • CPI tháng 2 TP HCM tăng 1,61%
  • Bến Tre: Giá mua quá thấp, tồn đọng 30.000 tấn muối
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tỷ trọng công nghiệp lên hơn 30% năm 2011
  • TPHCM kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt hành vi lấn chiếm lòng đường
  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi