Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Giang chú trọng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Hà Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội.

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm Trường phổ thông dân tộc Nội trú huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ảnh: TTXVN

Ngày 21/11, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư có buổi làm việc với các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông cho biết, trong 10 tháng qua, mặc dù thời tiết hạn hán kéo dài trên diện rộng, gió lốc ở nhiều nơi, nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng nhanh và bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12,6%. Tổng sản lượng lương thực đạt 32,55 vạn tấn, tăng 1,74 vạn tấn so với cùng kỳ năm trước; giá trị công nghiệp, xây dựng đạt hơn 710 tỷ đồng, tăng gần 14%; giá trị xuất nhập khẩu đạt hơn 140 triệu USD, tăng hơn 71%.

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Hà Giang báo cáo kết quả đã đạt được trong 10 tháng đầu năm 2010, đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương và đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực và phấn đấu để đạt được thành tích trên.

Tuy nhiên, Hà Giang muốn thoát ra khỏi một tỉnh đặc biệt khó khăn, nghèo nhất cả nước, không bị tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, về đội ngũ cán bộ tỉnh cần chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường luân chuyển cán bộ về cơ sở. Về phát triển kinh tế, Hà Giang cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; sớm đưa Nghị quyết XV của Đảng bộ tỉnh thành hành động thực tế, không cam chịu đói nghèo. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc  tỉnh Hà Giang cần phải "làm nhiều hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn" với 4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm để vươn lên và thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo. Đồng chí Trương Tấn Sang cũng chỉ rõ, Hà Giang cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao. Trong phát triển kinh tế, Hà Giang cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản hàng hóa, năng suất chất lượng hiệu quả; tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, huy động quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, trọng tâm là xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội.

(Theo Lê Việt // Tin Chính phủ)

  • Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng vượt 24%
  • TPHCM: 2.500 tỉ đồng xây đường song hành Hà Huy Giáp
  • Hà Nội: Xây cầu mới bắc qua sông Hồng
  • Đánh thức tiềm năng
  • IFAD tài trợ Đăk Nông phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc
  • Hà Nội chi thêm tiền để bình ổn giá
  • Sẽ xây cầu đường sắt mới vượt sông Hồng
  • Hà Nội: Mở rộng mạng lưới bán hàng bình ổn giá tới các chợ dân sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi