Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Giang: Điểm đến đầy tiềm năng của nhà đầu tư

Có thời gian Hà Giang là tỉnh trắng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngay cả những dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng “lắc đầu” khi nghe đến tỉnh miền núi phía Bắc này. Thế nhưng, với sự nỗ lực vươn lên của toàn đảng, toàn dân trong Tỉnh cùng những chính sách xúc tiến và ưu đãi đầu tư hợp lý, Hà Giang hôm nay đã trở thành điểm đến mới của nhà đầu tư.

Giao thương tại cửa khẩu Thanh Thủy - Hà Giang

Bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh thay đổi từng ngày. Đến nay, đường giao thông chính đến Hà Giang là đường quốc lộ 2. Năm 2000, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Lưới điện phát triển rộng khắp, đến nay toàn tỉnh đã có 195 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; hệ thống lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính viễn thông đã vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa, mạng cáp quang liên tỉnh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 11 huyện thị có điện thoại di động , 100% xã phường có điện thoại.

Đồng thời, vị trí địa lý kinh tế cũng đã tạo cho Hà Giang các tiềm năng, thế mạnh cũng như thách thức trong xây dựng và phát triển.

Với địa hình núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng Á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước.

Rừng Hà Giang cũng có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,... Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao. Đây là tiền đề để phát triển công nghiệp tại đây.

Cảnh quan vùng cao của Hà Giang cho đến nay vẫn mang đậm nét hoang sơ, tinh khiết. Những điều này tạo nên “sức hút” về du lịch Hà Giang.

Ngoài ra, Hà Giang là địa bàn cư trú của 22 dân tộc, đó là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. Điều này tạo nên bản sắc văn hoá đa dạng của Hà Giang, rất hấp dẫn du khách. Đó là những tiềm năng để nhà đầu tư du lịch lựa chọn Hà Giang.

Tuy nhiên, Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất. Để từng bước vượt ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tỉnh nghèo. Với tinh thần đột phá - phát triển, trong kế hoạch 5 năm (2005-2010), Hà Giang phấn đấu có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13% trở lên, mức thu ngân sách trên địa bàn đạt 400 tỷ đồng và thu nhập bình quân/đầu người từ 3,2 triệu năm 2005 lên 6,5 triệu năm 2010. Những chỉ tiêu trên là rất khiêm tốn so với các tỉnh cùng khu vực, song đối với Hà Giang (con số trên tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2000- 2005) quả là  một thách thức.

Muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, Hà Giang muốn đột phá đi lên và phát triển bền vững thì Hà Giang phải khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, chú trọng khai thác tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản. Riêng tiềm năng thuỷ điện nhỏ và vừa đã được quy hoạch là 400MW, hiện đang tiếp tục quy hoạch và trình phê duyệt gần 20 đầu điểm công trình thuỷ điện nhỏ và vừa đưa vào danh mục các dự án mời gọi đầu tư.

Để thực hiện các dự án đó, Hà Giang cần một nguồn lực rất lớn. Thực tế hiện nay, nếu tính tổng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ Trung ương, nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn từ các dự án Hỗ trợ phát triển chính thức ODA cũng chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu đầu tư. Từ đó, vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh giai đoạn 2005 đến 2010 và 2015 là huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức cá nhân trong nước. Với mục đích mang tính cấp bách đó, Hà Giang đã có những biện pháp cụ thể để huy động nguồn vốn đầu tư đó là:

- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, các sản phẩm chủ yếu; xây dựng danh mục các dự án mời gọi đầu tư.

- Quảng bá mời gọi đầu tư trên mọi phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và nước ngoài, tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn xúc tiến đầu tư, hội chợ xúc tiến thương mại...;

- Soạn thảo ban hành cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn;

- Thành lập đơn vị đầu mối chuyên trách về xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Và hoạt động cụ thể đầu tiên là cuộc Hội thảo xúc tiến đầu tư cuối năm 2005 do tỉnh tự tổ chức tại Hà Giang với sự tham gia của gần 400 đại biểu của các tổ chức cá nhân đến từ 5 tỉnh trong nước và đến từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc... Cũng từ đó số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến Hà Giang ngày một đông hơn. Số lượng các doanh nghiệp và các dự án đầu tư có số vốn lớn của các doanh nghiệp trong nước được đăng ký tại Hà Giang tăng lên đáng kể.

Nhờ công tác quảng bá ngày càng mạnh, tiềm năng của Hà Giang đang được nhiều nhà đầu tư biết đến. Đồng thời, các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cũng được đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

Thứ nhất, về đất đai: Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ không phải giải phóng mặt bằng, mà chỉ đến các ban quản lý làm thủ tục thuê đất sử dụng ngay. Diện tích cho thuê đất tuỳ thuộc theo quy mô của dự án, thời hạn giao đất tối đa không quá 50 năm.

Thứ hai, ưu đãi về thuế: Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất 11 năm đối với dự án không nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư và được miễn 15 năm đối với dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư.

Nhà đầu tư cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm.

Không những thế, nhà đầu tư cũng được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá tạo thành tài sản cố định của doanh nghiệp, gồm: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ, xe ôtô đưa đón công nhân từ 24 chỗ ngồi trở lên, các linh kiện, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng như đã nêu trên. Được miễn thuế lần đầu đối với trang thiết bị phòng khách sạn; trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh; trang thiết bị nội thất phòng khách; trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy ba; miễn thuế tranh, tượng, thảm trải, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, máy khử mùi ly, tách, bát đĩa; thiết bị nghe nhìn và dụng cụ đánh gôn...

Ngoài ra, Tỉnh còn hỗ trợ xây dựng đường, điện, nước và thông tin đến ngoài hàng rào, các Khu - Cụm công nghiệp; Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đồng thời, Tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề cho con em là người địa phương, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hội chợ, khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá trên Website của tỉnh.

Thứ ba, về thủ tục hành chính: Giảm 1/3 thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư so với quy định của Trung ương đối với từng dự án. Và việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các dự án đầu tư được thực hiện theo cơ chế một cửa, một đầu mối tại Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư .

Nhờ những chính sách ưu đãi cộng với chiến lược quảng bá tiềm năng đầu tư mạnh, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã biết đến Hà Giang và đến Hà Giang tìm cơ hội đầu tư ngày một đông hơn./.

(Theo Trần Văn Hoà /tapchikinhtedubao)

  • Vùng ven biển Tây Cà Mau xuất hiện nhiều loài hải sản quí
  • Xây dựng trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước tại Kiên Giang
  • Hà Nội xây dựng hệ thống phân phối: Thị trường lớn, “cuộc chơi” lớn
  • Bến Tre: Một bệnh nhân 19 tuổi mắc cúm A/H1N1 tử vong
  • Thu hút Việt kiều đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương
  • Phấn đấu để Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển
  • Long An: Mở tuyến vận tải khách quốc tế sang Cambodia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi