Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội chi hơn 370.000 tỷ đồng bình ổn giá

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Kế hoạch bình ổn các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012 nhằm cân đối cung cầu, hạn chế việc tăng giá.

Mặt hàng cần bình ổn mang tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả nhưng thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định, như gạo tẻ; gia cầm, gia súc và các thực phẩm chế biến, thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi và giấy vở học sinh.

Tổng số vốn thực hiện cho chương trình bình ổn là hơn 370.000 tỷ đồng, đáp ứng bình quân 8% nhu cầu cả 10 nhóm mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp bằng các nguồn vốn khác chủ động tăng mức dự trữ đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố trong một tháng. Các doanh nghiệp quay vòng vốn liên tục để đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ tương ứng với số vốn được đáp ứng trong suốt quá trình tham gia chương trình bình ổn giá.

Nguồn vốn sẽ được lấy từ quỹ dự trữ tài chính Thành phố, được tạm ứng để chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá phục vụ nhu cầu từ tháng 5/2012 đến hết tháng 4/2013. Trường hợp thị trường có biến động, mức giá doanh nghiệp được phép điều chỉnh phải thấp hơn 10% giá thị trường. Nếu thị trường giảm giá, đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm, gửi thông báo về Sở Tài chính và Sở Công Thương.

Hai năm trở lại đây, Hà Nội cùng một số thành phố lớn bắt đầu triển khai chủ trương dùng ngân sách để bình ổn giá, trong bối cảnh lạm phát leo thang. Ngân sách chi cho chương trình năm 2010 là 500 tỷ đồng, giảm xuống còn 475 cho năm 2011. Chương trình bình ổn giá 2011 vừa kết thúc vào tháng 4 năm nay.

Chương trình năm nay được triển khai khi chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức thấp, song thu nhập và sức mua của người dân giảm sút.

Theo VnExpress

  • Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc
  • Đầu tư xe buýt CNG: Bên trọng bên khinh
  • Văn Giang và viễn cảnh nông dân “góp cổ phần”
  • Văn Giang, lịch sử một cuộc cưỡng chế
  • Mức tăng CPI tháng 4 tại Hà Nội thấp nhất trong 10 năm
  • Đà Nẵng chính thức bị “tuýt còi” vụ hạn chế nhập cư
  • Hà Nội xin tăng thu phí phương tiện giao thông cá nhân
  • Tăng 0,19%, Hà Nội “gợi mở” CPI tháng 3 cả nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi