Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội công bố đã chi gần 266 tỷ đồng cho Đại lễ

picture
Tổng số tiền 265,9 tỷ đồng chỉ là các khoản chi cho văn hóa, lễ tân và quà tặng.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển vừa công bố tổng kinh phí chi cho dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Theo đó, tổng số tiền thành phố chi bỏ ra cho các hoạt động văn hóa, lễ tân, quà tặng trong 10 ngày diễn ra Đại lễ là 265,9 tỷ đồng, thấp hơn dự toán gần 100 tỷ đồng.

Trong số 265,9 tỷ đồng, thành phố đã chi cho các hoạt động tuyên truyền, văn hoá, nghệ thuật và tổ chức đại lễ là 250 tỷ đồng, tiết kiệm 1,3 tỷ đồng.

Công tác lễ tân dự kiến là 10 tỷ đồng, thực chi là 7,6 tỷ đồng. Quà tặng cho các đại biểu dự toán là 9,2 tỷ đồng, thực chi 8, 248 tỷ đồng, chênh lệch 952 triệu đồng.

Theo ông Hiển, thành phố luôn quán triệt tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, tránh sai phạm, cụ thể đã cắt giảm các khoản không thiết thực, không hợp lý như chuyển địa điểm tổ chức đêm hội 1.000 năm Thăng Long vào tối 10/10 từ Hồ Tây về sân vận động Mỹ Đình; không tổ chức chức liên hoan nghệ thuật quốc tế; cắt tiết mục bắn súng thần công, giảm các mô hình văn hoá thiết kế quanh sân Mỹ Đình...

Việc lựa chọn mẫu biểu tượng quà tặng cho đại biểu cũng được chắt lọc với tinh thần tiết kiệm như tặng biểu tượng logo, sách đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, chi tiêu cho đại lễ đều có tổ kiểm tra giám sát bảo đảm chi đúng mục đích. Ngoài ra, dịp đại lễ có rất nhiều chương trình, công trình xã hội hoá được doanh nghiệp, nhân dân ủng hộ, như bức tranh con đường gốm sứ, các quà tặng…

Tuy nhiên, theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, con số 265,9 tỷ đồng mới chỉ là các khoản chi cho tuyên truyền, lễ tân, văn hóa nghệ thuật. Các công trình dân sinh, hạ tầng đô thị, cầu đường đến nay vẫn chưa được thanh quyết toán và công bố.

Trước đó, ngay sau khi kết thúc đại lễ, đã có nhiều nguồn thông tin cho rằng, tổng số tiền mà Hà Nội bỏ ra cho việc chuẩn bị và tổ chức đại lễ lên tới 94.000 tỷ đồng.

Ngay sau đó, đại diện lãnh đạo thành phố đã phản hồi con số trên là không có cơ sở, bởi đến nay thành phố vẫn chưa có báo cáo cuối cùng từ các quận, huyện, sở, ban, ngành về việc xây dựng các công trình chào mừng Đại lễ.

(Theo Vneconomy)

  • Cấp bách bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
  • Tạo vùng chuyên canh
  • ĐBSCL: Mù chữ cao, năng suất thấp
  • TP Hồ Chí Minh: Chống mua gom hàng bình ổn giá
  • Quảng Ngãi: Đời sống người dân dần ổn định sau lũ
  • Hà Nội xây dựng Đề án quản lý hoạt động vận tải taxi
  • Lào Cai có hơn 20 nghìn hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
  • Vầng sáng Cà Mau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi