Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội điều tra hộ nghèo, cận nghèo

UBND Thành phố Hà Nội vừa lên kế hoạch điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn toàn quốc và phục vụ xây dựng chuẩn nghèo TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành điều tra hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thành phố- Ảnh minh họa

Thành phố sẽ tiến hành điều tra toàn bộ các gia đình đang sinh sống tại 577 xã, phường, thị trấn của Hà Nội.

Việc điều tra, đánh giá, phân loại các hộ nghèo sẽ được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ và phản ánh đúng thực trạng nghèo trên địa bàn. Đồng thời cũng cần xác định nguyên nhân nghèo, nguyện vọng của hộ và thống nhất chính sách, giải pháp hỗ trợ.

UBND thành phố yêu cầu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) quận, huyện, thị xã hoàn tất kết quả điều tra, gửi Sở LĐTBXH trước ngày 25/11/2010.

Kết quả điều tra về số lượng, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội sẽ được báo cáo Trung ương trước ngày 30/11/2010. Đồng thời, Sở LĐTBXH phối hợp với các ngành liên quan trình UBND Thành phố Hà Nội ban hành chuẩn nghèo chính thức của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4,5%

Theo tin từ Sở LĐTBXH Hà Nội, ước tính 9 tháng đầu năm 2010, toàn thành phố đã giảm được 13.500 hộ nghèo, đạt 60% kế hoạch năm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngoài ra, Thành phố còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 27.000 hộ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với tổng số tiền 370 tỷ đồng.

Hà Nội cũng đã triển khai chương trình cho 1.000 hộ nghèo vay vốn chăn nuôi bò sinh sản tại 51 xã thuộc 8 huyện với tổng kinh phí 7 tỷ đồng; hoàn chỉnh thủ tục cấp thẻ BHYT cho hơn 346.000 người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi và 1.447 thành viên hộ cận nghèo; trợ cấp cho hơn 75.000 đối tượng bảo trợ xã hội.

Tính đến hết tháng 9/2010, đã có 2.800 người nghèo, 610 người khuyết tật được dạy nghề ngắn hạn miễn phí. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng hoàn thành 1.964 nhà ở cho hộ nghèo và hiện đang thi công 1.302 nhà.

Quý IV/2010, Hà Nội phấn đấu giảm 22.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 6,09% xuống còn dưới 4,5% vào cuối năm 2010.

Mức chuẩn nghèo và cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:

Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống đối với khu vực nông thôn, từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống đối với khu vực thành thị.

Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.

(Theo Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ)

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ)

  • CPI Hà Nội tăng cao hơn TP Hồ Chí Minh
  • Chuẩn bị quy hoạch tốt để vươn lên tầm cao mới
  • Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố điện tử
  • Hà Nội: Công bố 20 điểm Vàng trong Tháng khuyến mại
  • Động đất tại Nghệ An
  • Bệnh viện cho phụ nữ nghèo ở Đà Nẵng
  • Quảng Ninh tăng cường quản lý khai thác, tiêu thụ than
  • Nghệ An phục hồi thành công giống gà đen quý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi