Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội "khát" mặt bằng điểm công nghiệp làng nghề

Làng nghề Nón Ngựa truyền thống ở Phú Gia, Cát Tường, Bình Định (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Sở Công Thương Hà Nội đang đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có ý kiến về việc mở rộng, xây dựng mới các cụm, điểm công nghiệp tại một số địa phương nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong phát triển sản xuất các làng nghề.

Hiện nhu cầu xây dựng mới, mở rộng qui mô tại một số điểm công nghiệp làng nghề Hà Nội đang rất cấp bách nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề...

Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề rất chậm; trong số 177 điểm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn thành phố có tới 114 điểm với tổng diện tích 835ha chưa triển khai xây dựng.

Nhiều địa phương đang có nhu cầu xây mới, mở rộng cụm điểm công nghiệp nhưng chưa được thành phố cho chủ trương thực hiện, do chưa phê duyệt qui hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp như điểm công nghiệp Liên Trung; Đan Phượng - huyện Đan Phượng; thị trấn Quốc Oai, xã Sài Sơn; Dị Nậu, huyện Thạch Thất.

Ngoài ra, một số điểm công nghiệp làng nghề đã có chủ trương triển khai xây dựng nhưng gặp khó khăn trong khâu phê duyệt qui hoạch chi tiết (cấp chỉ giới qui hoạch) như điểm công nghiệp Tân Hội, điểm công nghiệp Tân Lập - huyện Đan Phượng.

Đến hết tháng 11/2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội mới có 63/177 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang triển khai xây dựng. Trong đó, 26 điểm với tổng diện tích 210ha đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, đã giao đất cho các hộ sản xuất làng nghề xây dựng nhà xưởng để đi vào hoạt động.

37 điểm đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 285ha.

Các địa phương đã giao đất và cấp phép đầu tư hơn 1.500 hộ sản xuất tại các làng nghề vào sản xuất kinh doanh tại các điểm công nghiệp./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Đắk Lắk phấn đấu xuất khẩu 6.000 tấn mật ong
  • Hoạt động xuất nhập khẩu của An Giang trong 11 tháng năm 2009
  • Ninh Bình: Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 60 triệu USD
  • Hậu Giang cần tập trung đầu tư hạ tầng và giáo dục
  • Chỉ số giá tiêu dùng ở TP.HCM tăng 0,55%
  • Doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hà Nội tăng 11,7%
  • An Giang: Gần 500 tỉ đồng hàng hoá phục vụ tết Canh Dần
  • Thị trường Hải Dương tuần từ 4/12 đến 11/12/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi