Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ninh Bình: Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 60 triệu USD

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Ninh Bình đạt hơn 60 triệu USD, tăng 35% so với năm 2008 và vượt gần 20% kế hoạch cả năm.

Theo Sở Công Thương Ninh Bình, hàng hoá của Ninh Bình sản xuất đã có mặt tại 25 nước trên thế giới, trong đó khu vực đạt giá trị cao nhất là thị trường Liên minh Châu Âu với hơn 27 triệu USD, chiếm tỷ trọng hơn 57% tổng giá trị hàng xuất khẩu, chủ yếu là các mặt hàng may mặc, thêu, nước dứa, dưa chuột, vải quả đóng hộp, hàng cói mỹ nghệ...Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Do khó khăn về suy giảm kinh tế, nhiều mặt hàng xuất khẩu bị giảm về số lượng, nhưng vẫn giữ được thị trường truyền thống và tăng về giá trị hàng xuất khẩu.

Để có được kết quả trên, gần 40 đơn vị chuyên sản xuất hàng xuất khẩu đã không ngừng bám sát thị trường truyền thống, cải tiến mẫu mã theo đơn đặt hàng của đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững thương hiệu với các bạn hàng. Sở Công -Thương tỉnh đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, quảng bá tiềm năng của các sản phẩm, thực hiện hơn 10 đề án khuyến công, đào tạo, nâng cao tay nghề chế biến cói, thêu ren, hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt bằng, xây mới nhà xưởng, nâng cao trang thiết bị để có các sản phẩm chất lượng cao. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Ninh Bình đạt tốc độ tăng khá như quần áo may sẵn, tăng hơn 2,4 lần năm trước, gần 1.800 tấn nước dứa cô đặc xuất sang thị trường Hoa Kỳ, tăng hơn 4,5 lần năm trước, sản phẩm cói đạt hơn 600.000 sản phẩm, tăng 65%, hàng thêu đạt hơn 660.000 bộ, tăng 10%, thịt đông lạnh đạt hơn 360 tấn, tăng 15%. Một số mặt hàng mới đưa vào sản xuất như tinh bột sắn, sắn lạt, mỳ tôm, thức ăn gia súc đều tăng từ 2- 3 lần so với năm trước, góp phần đưa giá trị hàng xuất khẩu của Ninh Bình tăng cao.

Ngay sau khi hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm, Sở Công Thương Ninh Bình đang chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu củng cố dây chuyền sản xuất, bám sát thị trường quốc tế để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu ngay từ những tháng đầu năm 2010, phấn đấu thực hiện giá trị tăng hơn 10% so với năm 2009./.

(Vinanet)

  • Hậu Giang cần tập trung đầu tư hạ tầng và giáo dục
  • Chỉ số giá tiêu dùng ở TP.HCM tăng 0,55%
  • Doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hà Nội tăng 11,7%
  • An Giang: Gần 500 tỉ đồng hàng hoá phục vụ tết Canh Dần
  • Thị trường Hải Dương tuần từ 4/12 đến 11/12/2009
  • Cộng hòa Séc tìm kiếm đầu tư tại Quảng Bình
  • Sản xuất vụ xuân ở miền Bắc: Kịch bản nào trước nguy cơ đại hạn?
  • Đầu tư 33,7 tỷ đồng chỉnh trang, hạ ngầm dây đi nổi trên phố Quán Thánh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi