Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội muốn dời 422 cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành

Tính đến nay, thành phố Hà Nội mới chỉ thực hiện di dời được 22 cơ sở và chấp thuận cho phép 32 cơ sở khác lập dự án đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất trong tổng số 142 cơ sở cần di dời theo đề xuất của Sở Qui hoạch - Kiến trúc từ năm 2003.

UBND thành phố Hà Nội vừa đề xuất kế hoạch di dời toàn bộ 422 cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ, 422 cơ sở công nghiệp trên có tổng diện tích sử dụng đất là 887,7ha, được thành phố cho là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về không khí, nước thải, chất thải, tiếng ồn... trong đó, 209 cơ sở nằm trong các quận nội thành và thị xã Sơn Tây (chiếm 228,7ha) và 213 cơ sở nằm trong các thị trấn, khu dân cư nông thôn (chiếm 659ha).

Ba hình thức di dời được lãnh đạo thành phố đề xuất với Thủ tướng gồm:

Thứ nhất, các đơn vị di dời trả lại đất và di dời đến khu công nghiệp, khu chế xuất (áp dụng cả trường hợp đất của đơn vị di dời được qui hoạch sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc). 

Thứ hai, đơn vị di dời tự làm chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch.

Thứ ba, đơn vị di dời được phép liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới (gọi tắt là pháp nhân liên doanh) làm chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch.

Theo lãnh đạo UBND thành phố, các cơ sở gây ô nhiễm phải hoàn thành việc di dời ra ngoại thành muộn nhất là vào năm 2015. Tuy nhiên, thành phố yêu cầu, trong thời gian chưa di dời, các đơn vị sử dụng đất làm các cơ sở công nghiệp phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, thực hiện nghiêm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tính đến nay, thành phố Hà Nội mới chỉ thực hiện di dời được 22 cơ sở và chấp thuận cho phép 32 cơ sở khác lập dự án đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất trong tổng số 142 cơ sở cần di dời theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc từ năm 2003.

Nguyên nhân chính được xác định là do tâm lý ngại di chuyển xa khỏi nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, cũng như những cơ chế liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tư nhân khi di dời.

 

(Theo Bảo Anh // VnEconomy)

  • Tạo thương hiệu
  • Ưu tiên bố trí các nguồn vốn cho Hậu Giang
  • Nam Định hạ thủy tàu chở hàng trọng tải 12.500 tấn
  • TPHCM: Xây dựng vỉa hè xanh ở 4 quận trung tâm
  • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc: “An Giang cần khai thác triệt để thế mạnh về nông nghiệp và kinh tế biên giới...”
  • Tiền Giang mở rộng cơ sở chế biến gạo cao cấp xuất khẩu
  • Ðác Nông trồng mới hơn 600 ha cà-phê
  • “Đi trước”, lại “về sau”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi