Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội sử dụng hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản

Dự án đường vành đai 3 đang được triển khai. (Ảnh: Nguyệt Ánh/Vietnam+).
Trong chuyến tham quan thực tế một số dự án ODA Nhật Bản tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội ngày 30/9, ông Tsuno Shocho - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đánh giá Hà Nội đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản.

"Tôi cho rằng phía Việt Nam, nhất là Hà Nội đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của mình," ông Tsuno Shocho nói.

Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam - đơn vị thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản cho biết từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992, ODA của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố Hà Nội, tập trung vào các lĩnh vực như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường nước, phát triển công nghiệp và các dịch vụ chăm sóc y tế.

Năm 2010, năm có dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, cũng là năm trọng điểm mà JICA Vietnam tăng tốc các dự án ODA có tính chiến lược đối với thủ đô Hà Nội như Cầu Nhật Tân, Nhà ga hành khách số 2 tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Đường cao tốc Nội Bài-Nhật Tân, tuyến đường sắt nội đô Hà Nội...

Trước đó, công trình cầu Thanh Trì - thông xe vào năm 2009, và dự án xây dựng đường vành đai 3 hiện đang được triển khai, nối từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long, chạy vòng qua thành phố Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, cũng được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản.

"Các công trình này sẽ góp phần hình thành một phần mạng lưới giao thông hiện đại cho Hà Nội, cải thiện hệ thống vận tải hàng hóa cũng như giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố," Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam khẳng định.

Nhấn mạnh trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục hiện đại vượt bậc cơ sở hạ tầng của mình, ông Tsuno Shocho đồng thời cam kết JICA sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam làm được điều này./.
 
Nguyệt Ánh (Vietnam+)

  • Bình Dương: Nâng dịch vụ, hút đầu tư
  • Những đóng góp thiết thực cho tiểu vùng kinh tế Nam sông Hậu
  • Nam Ðịnh phát triển nghề trồng nấm
  • TPHCM: Còn nhiều lái xe chưa đi học bằng FC
  • Phát triển nguồn nhân lực, điều kiện để Hậu Giang bứt phá
  • Thị xã Hà Giang “lên” thành phố
  • Sóc Trăng chú trọng cải thiện môi trường thu hút đầu tư
  • Thừa Thiên-Huế: 62 dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi