Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Còn nhiều lái xe chưa đi học bằng FC

Trên địa bàn TPHCM hiện vẫn còn nhiều lái xe chưa chuyển đổi bằng lái xe hạng C,D...sang bằng FC - Ảnh: Anh Quân.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, đến nay vẫn còn gần 3.000 lái xe ô tô đầu kéo sơ-mi rơ-móc (gọi chung là xe container) trên địa bàn chưa đi học để sát hạch nâng hạng lên bằng FC.

Theo ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, lái xe container vẫn còn tâm lý chủ quan, họ cho rằng từ nay đến thời hạn cuối cùng (1-7-2011) vẫn còn dài nên đợi khi nào gần đến thời hạn mới đăng ký đi học.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho lái xe đi học để nâng hạng. Việc hỗ trợ cho các lái xe đi học chỉ được thực hiện trong thời gian Chính phủ chưa gia hạn việc xử phạt.

Còn ông Đặng Đức Tiệp, Giám đốc Công ty vận tải Đặng Tiến, cho rằng lái xe vẫn ỷ lại vào doanh nghiệp quản lý họ, nếu hỗ trợ về kinh phí, thời gian mà không bị trừ lương thì họ sẵn sàng đi học, còn không thì đợi khi nào đến hạn họ mới chịu đi học.

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận gia hạn việc xử phạt lái xe chưa có bằng FC đến 1-7-2011, để những lái xe chưa có bằng FC có thời gian đi học, nhưng từ đó đến nay số lượng lái xe đến đăng ký học tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn TPHCM chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Dương Tự Lực, Trưởng phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe - Sở Giao thông vận tải TPHCM, cho biết thành phố hiện có 5 trung tâm được cấp phép đào tạo sát hạch bằng FC với năng lực đào tạo trung bình 600 học viên/tháng.

Số lượng học viên đăng ký học để chuyển đổi bằng FC chỉ tập trung vào đầu tháng 7-2010, khi Chính phủ chưa gia hạn thời gian xử phạt, còn sau khi gia hạn đến nay số lượng học viên đăng ký ở các cơ sở không đủ một lớp. Thậm chí có trung tâm tại Củ Chi trong tháng 9 không có một học viên nào đăng ký.

Trước đây, các lái xe phản ánh chương trình học mất nhiều thời gian, trong khi công việc của họ nếu nghỉ dài ngày sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa. Nhưng sau khi Bộ Giao thông vận tải rút ngắn chương trình học chỉ còn 24 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, tương đương với 10 ngày học, thay vì học một tháng, nhưng lái xe vẫn chưa chịu đi học, ông Lực cho biết.

(Theo Anh Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Phát triển nguồn nhân lực, điều kiện để Hậu Giang bứt phá
  • Thị xã Hà Giang “lên” thành phố
  • Sóc Trăng chú trọng cải thiện môi trường thu hút đầu tư
  • Thừa Thiên-Huế: 62 dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư
  • ĐBSCL: Chưa vào vụ, giá mía nguyên liệu đã tăng cao
  • Khánh Hòa vững bước đi lên
  • Bắc Kạn đẩy mạnh quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
  • Thái Bình xây dựng thương hiệu “Quê hương 15 tấn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi