Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững

Nghề sản xuất gốm Chu Đậu ở xã Thái Tân (Nam Sách) được khôi phục và phát triển

Nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ tỉnh Hải Dương tập trung sự lãnh đạo, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Hải Dương đang chuyển mình từ một tỉnh nông nghiệp sang tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt hơn 10%, quy mô công nghiệp lớn gấp hai lần so với năm 2005. Trong nhiệm kỳ tới, Hải Dương phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.

Coi trọng công tác quy hoạch

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương Vũ Văn Sơn cho biết: Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005-2010, Hải Dương đã triển khai và thực hiện các đồ án quy hoạch cơ bản mang tính chiến lược như: quy hoạch xây dựng các vùng trong tỉnh; quy hoạch  tổng thể  phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, dạy nghề; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); quy hoạch xây dựng TP Hải Dương và thị xã Chí Linh...

Ðến nay, Hải Dương đã quy hoạch, xây dựng 18 KCN, với tổng diện tích quy hoạch gần 4.000 ha; lập quy hoạch 32 CCN, tổng diện tích hơn 1.000 ha. Các KCN, CCN được quy hoạch gắn với quy hoạch phát triển đô thị và hành lang phát triển của các vùng trong tỉnh Hải Dương, dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Việc lập quy hoạch đô thị kết hợp hài hòa các yếu tố về phát triển kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân. TP Hải Dương đã hoàn thành quy hoạch chung đến năm 2020; tiến hành quy hoạch chi tiết các phường, xã, các khu đô thị mới, KCN, hệ thống trường học, bệnh viện, quảng trường, công viên, vườn hoa cây xanh, tạo sự đồng bộ, hài hòa trong kiến trúc. Thành phố đã hoàn thành mục tiêu nâng cấp lên đô thị loại II, phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Thị xã Chí Linh chú trọng quy hoạch các xã, phường và cơ sở hạ tầng đô thị; quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng; quy hoạch khu di tích lịch sử văn hóa;  quy hoạch phát triển  công nghiệp và các trung tâm vui chơi giải trí, dịch vụ, du lịch... Những yếu tố đó đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Chí Linh nhiệm kỳ 2005-2010; nổi bật là đã nâng cấp thị trấn Sao Ðỏ lên đô thị loại IV và thành lập thị xã Chí Linh, tiến tới xây dựng Chí Linh thành trung tâm thương mại, du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.

Trong nông nghiệp, nông thôn, hướng phát triển của Hải Dương tập trung vào bốn yếu tố là năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả, gắn với bảo đảm an ninh lương thực. Hải Dương sớm quy hoạch đồng ruộng, hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa. Tỉnh đã quy vùng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng cao (năm 2010 ước đạt 45% diện tích canh tác); duy trì vùng trồng cây ăn quả hơn 13,5 nghìn ha ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh; duy trì, phát triển khoảng 6.000 ha vùng chuyên canh cây rau màu giá trị kinh tế cao ở các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn; quy hoạch tám vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, tổng diện tích 643 ha (toàn tỉnh có 1.020 ha nuôi trồng thủy sản). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt hơn 73 triệu đồng/ha. Tỉnh đang triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó coi trọng công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và hướng tới những giá trị mới của nông thôn.

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng

Xác định phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật là một trong những điều kiện quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ qua, Hải Dương đã đầu tư 1.028 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, gồm 152 km đường tỉnh, đường huyện và 28 cây cầu. Tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng các công trình lớn trên địa bàn tỉnh như: dự án đường  391 gồm 25 km đường và hai cây cầu,  kinh phí đầu tư 225 tỷ đồng; dự án đường 38B  từ Hải Dương đi Hưng Yên với tổng mức đầu tư 875 tỷ đồng; triển khai dự án quốc lộ 37 đoạn từ thị trấn Gia Lộc đi Vĩnh Bảo (Hải Phòng) với tổng mức đầu tư 1.255 tỷ đồng... Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng cầu Hàn qua sông Thái Bình, kinh phí đầu tư 720 tỷ đồng, dự kiến thông xe vào cuối năm 2012; cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua Hải Dương). Nhiều công trình đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế và an sinh xã hội  như: Tuyến đường 388 với hai cây cầu Hiệp Thượng, Ðá Vách nối thị trấn Kinh Môn với thị trấn Mạo Khê (Quảng Ninh)  đang tạo ra động lực phát triển cho KCN Nhị Chiểu nói riêng và huyện Kinh Môn nói chung. Tuyến đường 391 từ TP Hải Dương đi Quý Cao đang tạo ra sự đổi thay mạnh mẽ ở huyện Tứ Kỳ về thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy vùng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thương mại. Cầu Hợp Thanh vượt sông Gùa, nối huyện lỵ Thanh Hà với sáu xã "khu đảo" Hà Ðông đã làm thỏa mãn ước mơ của hơn 30 nghìn dân các xã Hợp Ðức, Trường Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, Thanh Hồng và Thanh Cường. Sản phẩm hàng hóa của người dân "khu đảo"  không còn bị tư thương ép giá, đời sống vật chất, tinh thần sẽ từng bước được cải thiện, nâng cao. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", ý Ðảng hợp với lòng dân nên Hải Dương đã cơ bản hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn. Toàn tỉnh có 5.000 km đường được trải nhựa hoặc bê-tông. Riêng giai đoạn 2005-2009, xây dựng 321 km đường nhựa và 1.800 km đường bê-tông với tổng kinh phí hơn 776 tỷ đồng. Tới nay, 60% số xã, phường, thị trấn  trong tỉnh đã bê-tông hóa 100% các tuyến đường thôn, đường ngõ xóm. Hải Dương là tỉnh đi đầu về xây dựng hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt gồm 16 tuyến đến tất cả các huyện, thị xã và các tỉnh, thành phố lân cận. Hệ thống giao thông phát triển đã kích thích sản xuất phát triển, trong đó có hoạt động thương mại, vận tải.

Một trong những điểm nổi bật của Hải Dương trong nhiệm kỳ qua là đã hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống KCN đến năm 2020, khẳng định sự phát triển công nghiệp bền vững trong tương lai. Các KCN Ðại An, Phúc Ðiền, Tân Trường, Phú Thái, Cộng Hòa, Lai Vu đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN đến nay đạt 2.150 tỷ đồng. Ðã có 131 dự án đầu tư vào 10 KCN với số vốn đăng ký khoảng hai tỷ USD, thu hút gần 43 nghìn lao động. Ông Trần Văn Tuấn ở xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng cho biết: "Sự xuất hiện các KCN trên địa bàn đã làm thay đổi cơ cấu lao động, quan hệ sản xuất và nền nếp làm việc. Hầu hết nam, nữ thanh niên địa phương đã vào làm việc trong các KCN, làng nghề". Tỉnh đã quan tâm đầu tư  cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội. Trong đó, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các đơn vị sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; tu bổ các tuyến đê, kè, cống; kiên cố hóa kênh mương; xây mới các trạm điện, cải tạo lưới điện hạ áp phục vụ phát triển công nghiệp và dân sinh; xây dựng các thiết chế văn hóa; đầu tư, nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi từ tỉnh tới cơ sở. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 tới nay đạt hơn 73.567 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 38.090 tỷ đồng, đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 5.530 tỷ đồng, dịch vụ 27.110 tỷ đồng. Vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung và hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, tạo nền tảng vững chắc để Hải Dương "cất cánh" vươn lên.  

Phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững

Tuy vậy, quá trình phát triển ở Hải Dương không phải lúc nào cũng xuôi chèo, mát mái. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và sẽ còn nảy sinh không ít vấn đề phức tạp.

Ðảng bộ tỉnh Hải Dương cần làm rõ nguyên nhân: Vì sao năng lực lãnh đạo của không ít tổ chức đảng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số chỉ tiêu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; vì sao nhân dân chưa đồng thuận với chính quyền khi thực hiện một số dự án đầu tư lớn; vì sao vẫn còn tình trạng lãng phí đất đai, khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản và nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường...

Ðể Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, Ðảng bộ tỉnh  cần đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sát hợp, cụ thể để giải quyết cơ bản  những hạn chế, yếu kém, đồng thời huy động mọi nguồn lực. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; quan tâm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tạo điều kiện để nông dân đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm khả năng cạnh tranh lâu dài và bền vững, bởi khi khoa học kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng thì yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng bức thiết. Có giải pháp cụ thể, tạo ra sự thông thoáng thật sự và đồng bộ trong cải cách hành chính một cửa liên thông, xóa bỏ tình trạng "một cửa nhưng nhiều khóa", tạo ra môi trường minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển. Rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã, các ngành. Hoàn chỉnh quy hoạch và đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc các vùng tỉnh và theo hành lang các tuyến giao thông trọng điểm. Một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp là cần phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

(Bài và ảnh: NGUYỄN QUỐC VINH // Nhandan Online)

  • Phú Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • Những sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh đang ở đâu?
  • Cần 2.310 tỷ đồng nâng cấp đê biển, cửa sông ĐBSCL
  • Thu hút đầu tư vào ĐBSCL: Cần có “nhạc trưởng”
  • Thanh niên tình nguyện ra quân làm sạch Thủ đô
  • Hà Nội kiến nghị mọi người thuê trọ đều được mua điện trực tiếp
  • TP Hồ Chí Minh triệt để tiết kiệm điện
  • TP Hồ Chí Minh: Tháng khuyến mại thành công lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi