Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hòa Bình, Ninh Bình thu hút đầu tư nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội năm 2009 của tỉnh Hòa Bình là, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế- tài chính, lạm phát và nguy cơ biến động giá cả để thực hiện tốt những chính sách của Trung ương, bảo đảm ổn định về kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững.
 
Hòa Bình phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,5%/năm;  tổng thu ngân sách nhà nước đạt 800 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 55 triệu USD; thu nhập bình quân 10,9 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 18%; tạo việc làm cho 16 nghìn lao động.
 
Ðể đạt những mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị  trong tỉnh kiên trì thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản như sau: Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
 
Trước mắt sửa đổi quy trình giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đầu tư; tăng cường hậu kiểm các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ðồng thời phát triển mạnh các ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả bao gồm phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
 
Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, ni-ken và mo-líp-đen; tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư  trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bỏ vốn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi địa phương đơn vị phải thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhân dân, thực hiện an sinh xã hội.
 
* Tỉnh ủy Ninh Bình vừa tổng kết năm 2008 và đề ra biện pháp phát triển kinh tế- xã hội nhằm hạn chế tình trạng giảm phát năm 2009, tập trung cao độ cho xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tại khu công nghiệp tạo điều kiện để các dự án lớn như sản xuất thép, xi-măng cùng nhiều dự án khác triển khai có hiệu quả sớm đi vào hoạt động. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư và đặc biệt quan tâm công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như các hạng mục công trình giao thông, điện, nước... nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng dây chuyền các nhà máy xi-măng, phân đạm và công trình trọng điểm.
 
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở các lĩnh vực cấp phép đầu tư, thẩm định dự án, v.v. Ðồng thời, triển khai có hiệu quả chương trình hành động số 20 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhất là việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, các cấp ủy đảng cần coi trọng công tác tổ chức cán bộ, tập trung củng cố và giữ ổn định để lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 

(Theo nhân dân)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi