Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô

Vĩnh Phúc sẽ là trung tâm kinh tế lớn, đồng thời giữ vai trò là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước với các ngành kinh tế chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch-nghỉ dưỡng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg phê duyệt  nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc khoảng 328,6 km2.

Vĩnh Phúc sẽ được xây dựng từng bước trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường sống có chất lượng cao.,gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa đô thị Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tăng cường hợp tác quốc tế gắn với hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng.

Quy hoạch đề cập đến việc xây dựng đô thị hạt nhân-hợp nhất gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và các khu vực đô thị hóa nhanh thuộc các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo để trong tương lai từng bước hình thành một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngành công nghiệp Vĩnh Phúc được phát triển trên cơ sở các khu công nghiệp tập trung và sử dụng các nguồn tài nguyên phong phú của địa phương và khu vực. Tiến hành xây dựng quy mô, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo tồn cảnh quan các tổ hợp nghỉ mát du lịch, thể dục thể thao như: Đầm Vạc, hồ Đại Lải, Tam Đảo. Nhưng trước hết, Vĩnh Phúc phải hình thành mạng lưới giao thông công cộng hiện đại liên kết giữa các khu chức năng của đô thị với nhau và với vùng Thủ đô.

Giai đoạn 2030, đề xuất mô hình tổ chức không gian phát triển mở rộng, các khu đô thị xen kẽ với không gian mở-kết hợp công viên, vành đai xanh và công viên rừng, hệ thống mặt nước để hình thành hệ thống đô thị thân thiện với môi trường, đáp ứng không gian sinh hoạt và nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người dân.
 

(Theo HNM)

  • Hòa Bình, Ninh Bình thu hút đầu tư nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
  • ĐBSCL: mặt hàng thực phẩm khô bắt đầu tăng giá
  • TP Hồ Chí Minh: Năm 2009, kiềm chế giá tiêu dùng dưới 15%
  • Vĩnh Phúc: Năm 2008, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn đạt gần 10.000 tỷ đồng
  • Hà Nội thu lệ phí 100.000 đồng/lần cấp giấy phép kinh doanh
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của Hoà Bình năm 2008 đạt trên 1.892 tỉ đồng
  • Lào Cai: Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 từ 11-12%
  • Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 tăng 17,2%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi