Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoa và cây cảnh Vĩnh Long vào Tết

 
Chợ hoa cảnh Tết ở Vĩnh Long đã khởi động từ những ngày đầu tháng 1 với điểm nổi bật năm nay là sự xuất hiện của nhiều câu lạc bộ, hội sinh vật cảnh.

Nghề kinh doanh hoa cảnh đang phát triển mạnh tại Vĩnh Long, tập trung ở huyện Bình Minh và các xã cù lao huyện Long Hồ với các mặt hàng tạo hình con thú, mai, bonsai, phong lan. Các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình phát triển nghề trồng hoa thời vụ Tết cung ứng các loại hoa cúc mâm xôi, vạn thọ, cẩm chướng, hướng dương, thược dược… chủ yếu bán tại các chợ huyện, thị trấn.

Tại huyện Bình Minh, trồng hoa cảnh đang phát triển thành làng nghề, các xã, thị trấn đều có chi hội sinh vật cảnh. Vào vụ Tết các nhà vườn tập trung trồng các loại cây cảnh như tắc, si, xanh và các loại cây dành để tạo hình thú. Nét độc đáo của Hội Sinh vật cảnh Bình Minh là nghệ thuật tạo hình tác phẩm từ gốc cây khô theo chủ đề, mỗi tác phẩm trị giá hàng triệu đồng nhưng vẫn thu hút người mua.

Để có hàng chuẩn bị bán trong dịp Tết, các nghệ nhân phải chuẩn bị trong 6 - 8 tháng. Theo ông Huỳnh Minh Thành, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh huyện Bình Minh, năm nay thị trường chuộng các loại kiểng bonsai, mai ghép mini. Nổi tiếng của làng nghề hoa cảnh Bình Minh là các nghệ nhân như ông Ba Mua, ông Huỳnh Văn Thu… đã hợp đồng cung ứng hoa cảnh cho các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, thu nhập mỗi năm từ 200 - 300 triệu đồng.

Tại thị xã Vĩnh Long có trên 30 hộ sản xuất kinh doanh hoa cảnh với quy mô gia đình. Thị xã đã thành lập các câu lạc bộ sinh vật cảnh, câu lạc bộ hoa lan, bonsai thu hút trên 600 hội viên tham gia trong đó phát triển mạnh phong trào trồng hoa phong lan.

Ông Phạm Văn Dân ở khóm 2, phường 8, đầu tư trên 40 triệu đồng trồng 2.600 cây hoa lan các loại trên diện tích 250 m2. Vào vụ Tết, ông chuẩn bị từ 400 - 500 giò hoa lan cung ứng cho thị trường. Hộ ông Lê Minh Trị ở khóm 5, phường 4 đầu tư mở rộng diện tích trồng lan với nhiều chủng loại như Dentro, Cattleya, Vanda, hổ cáp và một số loại lan rừng. Tết năm nay, ông dự kiến đưa ra thị trường từ 600 - 800 giò lan, chưa kể số lượng lớn hoa lan cắt cành trong những ngày cận Tết.

Tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, nhà vườn các xã Mỹ Thạnh Trung, Hòa Thạnh tận dụng đất trong vườn nhà, đất ven lộ trồng các loại hoa vạn thọ, cúc đồng tiền. Hộ anh Nguyễn Văn Mười ở xã Mỹ Thạnh Trung năm nay đã chuẩn bị trên 3.000 giỏ hoa cúc tiger vạn thọ, cúc đại đóa… tiêu thụ tại các chợ xã, thị trấn, dự kiến thu trên 20 triệu đồng từ vụ hoa Tết./.

  • Bến Tre: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu năm 2009
  • Kiên Giang: Thu hồi 3 dự án thuộc Khu công nghiệp Thạnh Lộc do không triển khai xây dựng
  • Đột phá kinh tế ở Liên Chiểu
  • Phan Thiết đối phó tình trạng "biển lở"
  • Hà Nội thu 41 tỷ đồng vi phạm quản lý kinh tế
  • Thái Nguyên cần huy động các nguồn lực để trở thành trung tâm kinh tế lớn
  • Năm 2009, tổng mức bán lẻ của Hà Nội dự kiến tăng 25%
  • Hội thảo “Phát triển kinh tế biển, đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi