Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Hải Dương tháng 8 năm 2009

Xuất khẩu

Tháng 8 năm 2009 tổng trị giá xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạtkhoảng 75.915 nghìn USD, tăng 2,6% so với thực hiện tháng trước và tăng28,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó:

- Kinh tế trong nước ước đạt 4.213 ngàn USD, giảm 22,5% so với tháng trước;

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt  71.702 ngàn USD, tăng4,6% so với thực hiện tháng trước và tăng 18,1% so với cùng kỳ nămtrước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu trên địabàn toàn tỉnh ước đạt 427.930 ngàn USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ nămtrước và đạt 77,8% kế hoạch năm.

Trong đó: Kinh tế trong nước ước đạt  32.443 nghìn USD, giảm 18,22% so với cùng kỳ năm trước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  ước đạt 395.487 nghìn USD tăng 24,36% so với cùng kỳ năm trước

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:

- Mặt hàng dây, cáp điện dùng cho ôtô và máy tính ước đạt 114.116nghìn USD, tăng 7,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong những tháng gầnđây xuất khẩu dây, cáp điện dùng cho ô tô tăng đáng kể về lượng và giátrị xuất khẩu do ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản đang hồi phục. Dựbáo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng cao vào những tháng cuốinăm.

- Mặt hàng điện tử: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96.906 ngàn USD,  tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước.

- Mặt hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu ước đạt 87.650 nghìn USD, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trước.

- Mặt hàng giầy dép kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40.685 ngàn USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân: Trước đây người dân nhiều nước EU thường chỉ mua hàngtiêu dùng thời trang (dệt may và giầy dép) vào hai vụ chính là đông -hè; Nay họ đang dần chuyển sang mua nhiều lần hơn trong năm. Bởi vậy,các nhà nhập khẩu đang có xu hướng chuyển sang đặt hàng từ những nhàxuất khẩu qui mô nhỏ và vừa, thay cho những đơn đặt hàng rất lớn từTrung Quốc với giá rất rẻ. Các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung vàcác doanh nghiệp của Hải Dương đã ký được nhiều đơn hàng  xuất khẩu vàothị trường EU trong thời gian qua.

- Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng rau, củ, quả các loại ước đạt2.217 nghìn USD, giảm 40,94% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân mộtphần do tác động của suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng các sảnphẩm rau hoa quả giảm. Mặt khác, các doanh nghiệp không có đủ nguyênliệu để chế biến xuất khẩu, trong khi đó thị trường Trung Quốc áp dụngchế tài xuất xứ hàng hóa rau quả của Việt Nam.

Nhập khẩu

Tháng 8/2009  tổng trị giá nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh đạtkhoảng 67.246 ngàn USD, tăng 3,3% so với thực hiện tháng trước và tăng5,5% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó:

- Kinh tế có vốn trong nước ước đạt 3.375 nghìn USD, giảm 17,5% sovới thực hiện tháng trước, nhưng tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước;

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 63.871 nghìn USD, tăng4,7% so với thực hiện tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng nhập khẩu tăng là vải may mặc tăng 3,8%, phụ liệugiày dép tăng 10,1%, máy móc, thiết bị tăng 7% so với thực hiện thángtrước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị nhập khẩu trên địabàn toàn tỉnh ước đạt  371.502 ngàn USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ nămtrước.

Trong đó: Kinh tế nhà nước giảm 14,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,3%.

Các mặt hàng nhập khẩu tăng so với cùng kỳ là máy móc, thiết bị vàphụ tùng ô tô; Các mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước là vải maymặc giảm 15,94%, phụ liệu giầy dép giảm 8,34%.

(Vinanet)

  • Thừa Thiên - Huế: 8 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 86,20 triệu USD
  • Dự án phong điện lớn nhất Đơng Nam Á tại Bình Thuận Đổi thay vùng đất cằn
  • Hải Phòng, Cà Mau triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
  • Quảng Ngãi thu ngân sách hướng đến 13.000 tỷ năm 2010
  • Đắc Lắc cho phép 40 đơn vị khảo sát đất trồng cao-su
  • Cung đường Tây Bắc: Mối nguy đã được báo trước
  • Hơn 80,7 tỷ đồng cứng hóa mặt đê sông Đà và sông Hồng
  • Làng năng lượng mặt trời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi